Lịch sử là một môn học rất hay và quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Thật vậy, môn Lịch sử giữ vai trò nòng cốt trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đề cao truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam ta. Lịch sử cũng là một môn được chú trọng trong viẹc giảng dạy ở các cấp học. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án môn lịch sử Modun 2 THCS mới nhất và chính xác nhất.
Mục lục bài viết
1. Vai trò của giáo án môn lịch sử THCS:
1.1. Giáo án môn lịch sử là gì:
Giáo án được hiểu là kế hoạch giảng dạy và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên, trong đó gồm có các danh mục như đề tài của giờ lên lớp, mục tiêu giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá… Tất cả được ghi ngắn gọn và dễ hiểu để việc thực tế giờ dạy học sẽ diễn ra thuận lợi trong giờ lên lớp. Giáo án môn lịch sử là kế hoạch giảng dạy của môn lịch sử của giáo viên trước khi lên lớp.
1.2. Vai trò của giáo án môn lịch sử:
Giáo án môn lịch sử có vai trò quan trọng bởi một bài học được coi là thành công nếu có nhiều tương tác giữa giáo viên và học sinh, thúc đẩy năng lượng, sự chủ động và động lực của người học. Khi người học quan tâm đến việc học trên lớp theo cách giảng dạy của giáo viên, điều đó có nghĩa là chất lượng khóa học có hiệu quả và giáo viên đang làm tốt công việc của mình. Mọi thứ đều được chuẩn bị từ trước, một giáo án với đầy đủ nội dung của môn học, có ghi chép của giáo viên hay một giáo án rất chi tiết có tài liệu tham khảo học tập. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ kế hoạch dạy học do mình thiết kế, xem xét kỹ việc sắp xếp kiến thức giảng dạy với học sinh đã hợp lý chưa rồi mới tiến hành dạy học bình thường. Sự chuẩn bị tạo nên sự tự tin, tin tưởng vào khả năng của chính giáo viên, tin tưởng vào hiệu quả mà họ mang lại.
2. Mẫu giáo án môn Lịch sử THCS Mô đun 2:
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ “XÃ HỘI CỔ ĐẠI”
Thời gian thực hiện: 3 tiết
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
Mô tả chủ đề: Trong chương trình mà nội dung SGK lớp 6 bài 4,5,6 đều có sự đề cập đến xã hội cổ đại ở phương Đông và phương Tây nhưng lại chưa được sắp xếp một cách có thệ thống không, tách bạch nhau thành từng chủ đề, khiến các em học sinh không có cái nhìn tổng quan, hệ thống, xuyên suốt một vấn đề mà mình đang tìm hiểu, các vấn đề không có mối quan hệ với nhau. Chính vì vậy, Để có thể học một cách hiệu quả đòi hỏi chương trình bài giảng cần sắp xếp lại nội dung xã hội cổ đại theo chiều dọc, đồng thời góp phần hình thành nội dung bài học có hệ thống, có mối quan hệ kiến thức về xã hội cổ đại, qua đó tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Mạch kiến thức chủ đề: Với việc sắp xếp lại nội dung của các bài học 4,5,6 thành chủ đề: Xã hội cổ đại, bài học cấu trúc thành các nội dung sau:
Thứ nhất, Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây.
Thứ hai, Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
Thứ ba, Thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây.
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt | STT |
1. Năng lực lịch sử | ||
Tìm hiểu lịch sử | – Trình bày được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây. – Xác định được vị trí địa lý các quốc gia cổ đại PĐ, PT trên lược đồ. – Nêu được về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. – Trình bày được các đặc điểm về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. – Biết được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc…) và phương Tây (lịch, chữ cái a,b,c, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc). | 1 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | – Lí giải được sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây. – Lập bảng so sánh sự khác nhau về thời gian, địa điểm xuất hiện các quốc gia cổ đại. – So sánh sự khác nhau về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. | 2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | – Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước. – Nhận xét được các thành tựu văn hóa cổ đại. – Liên hệ các thành tựu đó có ý nghĩa gì đến ngày nay. | 3 |
2. Năng lực chung | ||
Tự chủ và tự học | Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn trong nhóm | 4 |
Giao tiếp và hợp tác | Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm. | 5 |
3. Phẩm chất | ||
Chăm chỉ | Tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến các nhiệm vụ được giao và thực hiện các yêu cầu của GV một cách sáng tạo | 6 |
Trách nhiệm | Học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm. | 7 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Lược đồ các quốc gia cổ đại, tư liệu về các quốc gia cổ đại, các thành tựu văn hóa, bảng phụ, giấy A0, bút lông…
– Máy chiếu, laptop; phiếu học tập.
2. Học sinh:
– Soạn bài trước ở nhà, chuẩn bị các tư liệu liên quan đến bài: tranh ảnh…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. BẢNG MÔ TẢ.
Hoạt động hình thành kiến thức | Mục tiêu | Nội dung trọng tâm | PP, KT, HT dạy học | Phương án đánh giá |
HĐ 1. Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây | 1, 2, 6,7 | Trình bày được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây So sánh được sự khác nhau về thời gian, địa điểm xuất hiện các quốc gia cổ đại. | Dạy học theo nhóm. | GV đánh giá quá trình làm việc theo nhóm của HS; GV và HS đánh giá phiếu học tập. |
HĐ 2. Tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây | 1,2,4,6,7 | Trình bày được các đặc điểm về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Phân biệt được các đặc trưng về tổ chức bộ máy và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây So sánh được sự khác nhau về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. | Khăn trải bàn Phòng tranh. | GV đánh giá quá trình làm việc theo nhóm của HS; GV và HS đánh giá phiếu học tập. |
HĐ 3. Thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây. | 1,3,5,6 | Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại PĐ, PT. Nhận xét được các thành tựu văn hóa cổ đại. | Khăn trải bàn Kĩ thuật 321 | GV đánh giá quá trình làm việc theo nhóm của HS; GV và HS đánh giá phiếu học tập. |
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa những kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học. Gây hứng thú tìm hiểu bài của HS. Muốn biết HS cần có kiến thức gì đối với bài học.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật KWL.
c. Hình thức tổ chức: Cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | ||||||
Gv: chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu cho HS Yêu cầu HS điền những thông tin đã biết hay (K) còn thắc mắc muốn tìm hiểu (W) vào phiếu học tập: Những hiểu biết của em về các quốc gia cổ đại PĐ, PT
Hs: Thực hiện theo yêu cầu của GV Gv: Tiếp nhận và xem các mong muốn tìm hiểu kiến thức của HS. Gv chuyển ý và dẫn dắt vào bài mới. |
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: SỰ XUẤT HIỆN CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY.
a. Mục tiêu: Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại, đặc điểm, sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lý của các quốc gia cổ đại PĐ, PT.
– Tích cực tìm hiểu thông tin về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại và thực hiện các yêu cầu của GV.
b. Kĩ thuật/PPDH: Nhóm, khăn trải bàn.
c. Dự kiến sản phẩm: (Phần nội dung ghi bảng)
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV | HĐ của HS | ND ghi bảng | |||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Tiến hành chia lớp học ra làm hai nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm Thời gian thảo luận sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian là 5 phút Yêu cầu các nhóm thảo luận nhiệm vụ sau: Nhóm 1: Tìm hiểu thời gian, địa điểm xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông? Sử dụng sơ đồ tư duy hình dễ cây để xác định vị trí địa lý các quốc gia đó? Nhóm 2: Tìm hiểu thời gian, địa điểm xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Tây? Sử dụng lược đồ để xác định vị trí địa lý các quốc gia đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, giúp đỡ học sinh trả lời, quan sát hoạt động của học sinh, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Bước 3: Báo cáo kết quả GV: Theo dõi sát sao về câu trở lời của học sinh Tiến hành cho học sinh nhận xét và dánh giá về câu trả lời của mình Cho và đưa phản hồi ngược, hoặc đưa ra những vấn đề để cả lớp cùng nhau thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV: Nhận xét và đánh giá câu trả lời của học sinh và tổng hợp lại kiến thức | – HS nhận nhiệm vụ: HS: Tiến hành thảo luận dưới sự gợi ý của giáo viên. HS: chú ý lắng nghe câu trả lời của nhóm trình bày. Có nhận xét đánh giá chéo giữa các nhóm. HS: Ghi nhớ kiến thức. | 1.Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại PĐ, PT.
|
3. Một số lưu ý khi soạn giáo án môn lịch sử:
Việc soạn giáo án không hề dễ dàng, đôi khi còn khó khăn đối với giáo viên khi phải dạy nhiều lớp với trình độ khác nhau, thậm chí cả giáo viên dạy nhiều bộ môn. Đối với giáo viên mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm, đây là một số điều nên và không nên khi soạn giáo án để bạn tham khảo.
Dưới đây là một số mẹo giúp giáo viên soạn giáo án một cách hiệu quả :
– Kết hợp thông tin liên quan vào giáo án và biết cách thu hút học sinh tham gia vào bài học.
– Có thể gọi lại thường xuyên với những đứa trẻ nhút nhát.
– Xem trước tài liệu học tập với học sinh và tạo mục tiêu cho tuần tiếp theo.
– Dạy tập trung, dễ hiểu
– Xem lại giáo án sau mỗi buổi học để rút kinh nghiệm và xem có gì cần thay đổi không.
– Xây dựng khung chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục.
4. Ý nghĩa của giáo án môn lịch sử THCS:
Việc soạn thảo giáo án không chỉ mang lại lợi ích cho giáo viên mà còn gián tiếp mang lại lợi ích cho học sinh. Phong cách giảng dạy mạch lạc, rõ ràng và dễ tiếp cận cho phép bạn tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất và ghi nhớ kiến thức bằng cách áp dụng vào bài giảng. Khi đã nắm chắc kiến thức thì sự tự tin thể hiện năng lực của học sinh mới cao, điểm đạt được trong các bài kiểm tra, bài thi đạt hiệu quả cao. Soạn giáo án là công việc của giáo viên, gia sư nhưng cũng là điều mà học sinh cần biết, liệu giáo viên có thực sự tâm huyết, có truyền đạt đủ kiến thức cho học sinh hay không.
5. Các bước soạn giáo án hiệu quả:
Xây dựng đề cương cơ bản của kế hoạch dạy học
+ Đảm bảo các mục tiêu mà gia sư, giáo viên đặt ra: Khi bắt đầu một lớp học hay một bài giảng nào đó, hãy viết ra mục tiêu của bài học là gì và áp dụng chúng như thế nào. Mục tiêu của việc ghi chép thường liên quan đến vấn đề của học sinh trên lớp, nói cách khác, những gì học sinh nắm được sau khi học sau giờ lên lớp thì có thể ghi cụ thể cho từng học sinh cách thực hiện.
Soạn giảo giáo án với nội dung chính và lên kế hoạch cho tiết học
+ Thiết kế mở đầu tiết học trên giáo án giảng dạy của giáo viên là quan trọng, phần mở đầu thường là lúc học sinh có sự tập trung cao nhất hãy tạo sự chú ý ngay trong phần đầu tiên của giáo án để học sinh có thể khơi gợi lên mong muốn lắng nghe và khám phá, tìm hiểu về nội dung bài học.