Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thì được bồi thường. Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại muốn được bồi thường thiệt hại cần làm đơn yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan giải quyết bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu bồi thường:
Tải về đơn yêu cầu bồi thường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
Kính gửi(1):…………..
Tên tôi là:…
Địa chỉ(2):….
Theo Quyết định/Bản án số(3) …. ngày …. tháng …… năm ….. của(4) ….. về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)
Tên tài sản:….
Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản…):…..
Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):…
Giá trị tài sản khi mua:……
Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:…..
Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có):…..
(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)
Mức yêu cầu bồi thường:……
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có) (5) ……
(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)
a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
Số ngày bị tạm giữ/bị đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh (từ ngày ……………..đến ngày………….): …. ngày.
Số tiền yêu cầu bồi thường:…..
b) Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm
Mức độ sức khoẻ bị tổn hại:…
Số tiền yêu cầu bồi thường:……
4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:…….
(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).
b) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có):….
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)
c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động
– Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (nếu có):…
– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có): ….
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)
5. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường……
Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.
…….., ngày…..tháng….năm….
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
– Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu bồi thường
– Đơn này được sử dụng khi cá nhân bị thiệt hại yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại theo quy định của
(1) Ghi tên cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(2) Ghi theo nơi thường trú, nếu không có nơi thường trú thì ghi theo nơi tạm trú, nếu không có nơi thường trú và tạm trú thì ghi nơi đang sinh sống, làm việc.
(3) Ghi số Quyết định/Bản án làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại
(4) Ghi tên cơ quan ban hành Quyết định/Bản án có số hướng dẫn tại mục (3)
– Lưu ý: Đối với đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài việc yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường khi có thiệt hại xảy ra lỗi do cơ quan Nhà nước, thì đơn này còn được sử dụng vào mục địch cho cá nhân yêu cầu cơ quan Nhà nước yêu cầu cá nhân/tổ chức khác gây thiệt hại cho cá nhân/tổ chức làm đơn – bên bị thiệt hại để yêu cầu được bồi thường với những nội dung cụ thể như trong biểu mẫu trên. Từng hạng mục, nội dung trong đơn yêu cầu các tiêu chí bồi thường thiệt hại phải rõ ràng: Thu nhập thực tế là bao nhiêu bị mất? Hư hỏng tài sản sửa chữa hóa đơn hết bao nhiêu? Việc chữa trị tổn thương viện phí ra sao? Tinh thần …. Tất cả đều phải có con số đề xuất cụ thể để được giải quyết thỏa đáng và xác thực thông tin chính xác.
2. Quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thuộc nhóm bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng, do đó, về mặt nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ các yếu tố sau: Phải có thiệt hại xảy ra; Phải có hành vi trái pháp luật; Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; và Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường như sau:
1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường bao gồm:
– Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của cơ quan có trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 3
“2. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập, thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định này như sau:
Trách nhiệm thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Theo đó Việc tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
+ Xác định các loại dữ liệu, chứng cứ cần thiết để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường;
+ Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ;
+ Tổ chức hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ thu thập được.
+ Văn bản kết luận của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ;
+ Kết quả tính toán thiệt hại đối với môi trường và kết luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường.
3. Ai có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường?
Theo Điều 5
– Người bị thiệt hại;
– Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
– Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Cá nhân, pháp nhân được những người trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Trong đó:
– Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Người yêu cầu bồi thường là người có văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trong các trường hợp:
+ Người bị thiệt hại;
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại;
+ Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.
4. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu Nhà nước bồi thường:
– Người yêu cầu Nhà nước bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây:
+ Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật;
+ Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
+ Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;
+ Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;
+ Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;
+ Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại có quyền, nghĩa vụ như trên.
– Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền có quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong phạm vi ủy quyền.