Trường hợp cá nhân, tổ chức bị mất bằng lái xe cần làm đơn xin xác nhân bằng lái xe. Vậy đơn xin xác nhận bằng lái xe máy là gì? Mẫu đơn xin xác nhận mất bằng lái xe máy.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận mất bằng lái xe là gì?
Đơn xin xác nhận mất bằng lái xe là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và tiến hành xác nhận việc một hoặc một số chủ thể nhất định bị mất bằng lái xe.
Đơn xác nhận mất bằng lái xe là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận tình trạng mất bằng lái xe của người làm đơn.
2. Mẫu đơn xin xác nhận mất mất bằng lái xe mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN MẤT BẰNG LÁI XE
Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn)……
– Ông……
– Trưởng công an xã (phường, thị trấn)……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, tùy vào mục đích bạn xin xác nhận)
– Căn cứ
– Căn cứ…;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Tên tôi là:…… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:……
Hiện tại cư trú tại:………
Số điện thoại liên hệ:……
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Tên tổ chức/Công ty/… :…
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……… do Sở Kế hoạch và đầu tư……. cấp ngày…./…./……….
Hotline:…… Số Fax (nếu có):……
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………. Chức vụ:……
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…………. Do CA……….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:……
Hiện tại cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ đại diện:………..)
Là:……. (tư cách trong việc làm đơn, ví dụ, người đã báo mất bằng lái cho Công an xã…….. vào ngày…/…/…. theo ………………)
(Công ty) tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà… sự việc sau:
Và vì những lý do sau:
(Công ty) Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà/… xem xét trường hợp trên của ………. và tiến hành xác nhận:
(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin mà (công ty) tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét và xác nhận thông tin mà (công ty) tôi đã nêu trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận mất bằng lái xe chi tiết nhất:
Phần: Kính gửi
Mục: – Công an xã (phường, thị trấn)……
– Ông……– Trưởng công an xã (phường, thị trấn)……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, tùy vào mục đích bạn xin xác nhận)
Phần thông tin cá nhân của người mất bằng lái xe:
Họ tên: Ghi đầy đủ theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa
– Đối với cá nhân mất bằng lái xe:
Mục năm sinh, Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, địa chỉ cư trú hiện tại, số điện thoại,…khai trung thực theo đúng thông tin của cá nhân mất bằng lái xe
Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau: tên tổ chức/Công ty/… :…địa chỉ trụ sở:……, giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số, Hotline:…… Số Fax (nếu có):……
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………. Chức vụ:……
Mục: (Công ty) tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà… sự việc sau:
………..
(Phần này trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận việc mất bằng lái xe, đó có thể là để bạn có căn cứ trình bày với lực lượng giao thông khi phải kiểm tra giấy tờ hoặc là do chủ thể có thẩm quyền cấp lại bằng lái xe cho bạn có yêu cầu về xác nhận này trong hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe,…).
Và vì những lý do sau:………
(Phần này bạn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp)
(Công ty) Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà/… xem xét trường hợp trên của ……………. và tiến hành xác nhận:………
(Phần này bạn đưa ra các thông tin mà bạn cần xác nhận, trong trường hợp của bạn, bạn phải đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận việc bạn bị mất bằng lái xe, và bạn phải trình bày các thông tin giúp chủ thể có thẩm quyền xác định cụ thể trường hợp của bạn có đúng là trường hợp mà chủ thể này đã nhận được
4. Một số lưu ý khi soạn thảo đơn xin xác nhận mất bằng lái xe:
– Khai báo kịp thời
Bằng lái xe máy là một giấy tờ quan trọng không thể thiếu khi bạn điều khiển phương tiện giao thông. Chính vì vậy, nếu chẳng may gặp phải tình huống mất bằng lái xe thì bạn cần khai báo ngay với cấp cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng xác minh là xin cấp lại bằng lái xe.
– Khai báo trung thực, chính xác
Như mọi thủ tục hành chính khi khai báo với các cơ quan nhà nước luôn đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Vì vậy khi có bất kì băn khoăn nào với thông tin trong tờ khai bạn phải liên hệ ngay với những người có chuyên môn để được nhận sự tư vấn, tránh trường hợp xảy ra những sai sót không đáng có làm chậm trễ quá trình xác minh.
– Cung cấp những bằng chứng, tài liệu liên quan nếu có
Đi cùng với đơn xin xác nhận mất bằng lái xe bạn có thể cung cấp những bằng chứng liên quan đến trường hợp mất bằng lái xe của bạn (nếu có). Đây sẽ là bằng chứng vô cùng hữu ích giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian xác minh và thủ tục xem xét xác nhận mất bằng lái xe của bạn được diễn ra nhan chóng, suôn sẻ hơn
5. Các loại bằng lái xe ở Việt Nam hiện nay:
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải quyết định vào ngày 15/04/2017 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017, thay thế cho Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe được quy định như sau:
1. Bằng lái xe hạng A1:
– Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
– Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.
2. Bằng lái xe hạng A2
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Bằng lái xe hạng A3:
– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Bằng lái xe hạng A4:
– Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.
Hạng B1 có 2 loại: dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) và cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe)
5. Bằng lái xe ô tô hạng B1: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Bằng lái xe ô tô Hạng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Bằng lái xe ô tô hạng B2: Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1
8. Bằng lái xe hạng C
– Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2
9. Bằng lái xe hạng D:
– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C
10. Bằng lái xe hạng E:
– Ô tô chở người trên 30 chỗ
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D
11. Bằng lái xe hạng F: người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
– Bằng lái xe hạng FB2: người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc
– Bằng lái xe hạng FC: người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc
– Bằng lái xe hạng FD: người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc
– Bằng lái xe hạng FE: người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc