Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án. Trường hợp muốn biết kết quả thi hành án thì cần có đơn xác nhận kết quả thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận kết quả thi hành án và thủ tục thi hành án là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận kết quả thi hành án và thủ tục thi hành án là mãu đơn đề ra để xác nhận kết quả thi hành án trong việc thực hiện bản án quyết định đã có hiệu lực của tòa án
Mẫu đơn xin xác nhận kết quả thi hành án và thủ tục thi hành án để xin xác nhận kết quả thi hành án
2. Mẫu đơn xin xác nhận kết quả thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về việc xác nhận kết quả thi hành án
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự …………
Họ và tên người đề nghị (trường hợp ủy quyền phải có
Theo Bản án, Quyết định số …………….. ngày ……….tháng ………năm ……….. của Tòa án ……………………………… và Quyết định thi hành án số……. ngày……tháng….. năm ……… của Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự……….. thì ông (bà)……………
địa chỉ: ………… Các khoản phải thi hành:
Các khoản đã thi hành được:………
Các khoản chưa thi hành:………
Đề nghị xác nhận:………
Các tài liệu kèm theo:
– Bản án, Quyết định số ……ngày …tháng …..năm ……. của ………
– Quyết định thi hành án số……. ngày……tháng….. năm ……… của Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự………..
– Tài liệu có liên quan khác ……
…. ngày …. tháng …. Năm 20…
Người làm đơn
( kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và thủ tục:
Thẩm quyền thi hành án: (Căn cứ điều 35
Đối với bản án dân sự sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện, thì thẩm quyền thi hành án có thể là:
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện cùng cấp;
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh (đối với trường hợp xét thấy cần lấy lên thi hành án);
– Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án cấp huyện nơi khác; cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
Yêu cầu thi hành án: (Căn cứ Điều 30
Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
– Đơn yêu cầu thi hành án gồm các nội dung chính sau đây:
+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
+ Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
+ Nội dung yêu cầu thi hành án;
+ Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Quyết định thi hành án: (Căn cứ Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008)
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp sau:
+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản;
+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
– Ngoài các trường hợp này ra thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.
– Quyết định thi hành án phải được gửi cho VKS cùng cấp.
– Nếu là quyết định cưỡng chế thi hành án thì cơ quan thi hành án phải gửi cho UBND nơi tổ chức thi hành án.
Xác minh điều kiện thi hành án (Căn cứ Khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014)
– Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là thủ tục bắt buộc đối với cơ quan thi hành án nếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.
– Nếu trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.
– Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Thời gian tự nguyện thi hành án (Căn cứ khoản 19 Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014)
– 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
Cưỡng chế thi hành án (Căn cứ Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2008)
– Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì lúc này cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án.
Lưu ý: Không cưỡng chế trong khung giờ từ 22 giờ đến 6 giờ.
Biện pháp bảo đảm thi hành án được áp dụng (Căn cứ khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự năm 2008) như sau:
– Phong tỏa tài khoản;
– Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Thứ tự thanh toán tiền thi hành án(Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014)
Thứ tự thanh toán như sau:
– Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần
– Án phí, lệ phí Tòa án
– Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
4. Trình tự thi hành án dân sự:
Bước 1: Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự
Khi ra bản án, quyết định, Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Bước 2: Cấp bản án, quyết định cho đương sự
Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”.
Bước 3: Chuyển giao bản án, quyết định
Tùy từng loại bản án, quyết định mà Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định hoặc trong thời hạn 15 – 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Các nội dung chính trong đơn yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Bước 5: Ra quyết định thi hành án
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp sau:
+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản;
+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.