Hiệu trưởng là người chỉ đạo chung về tất cả các hoạt động trong nhà trường …thì phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành phần lớn các công việc một cách cụ thể và chi tiết. Vậy khi cần miễn nhiệm phó hiệu trưởng vì một lý do nào đó thì ai cần viết đơn và viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng là gì?
Đơn xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng là văn bản được lập ra bởi cá nhân hoặc tổ chức để xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng, được sử dụng trong trường hợp cá nhân giữ chức vụ có nhu cầu miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm hoặc cá nhân, tổ chức khác đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét cho phó hiệu trưởng thôi chức vụ.
Đơn xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng được sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là đơn vị quản lý) xem xét cho phó hiệu trưởng thôi chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm hay vì lý do sức khỏe cũng như các lý do khác theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu Đơn xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……., ngày…. tháng…. năm……
ĐƠN XIN MIỄN NHIỆM PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(V/v: Đề nghị miễn nhiệm Ông/Bà….)
Kính gửi: – Trường…
– Ban giám hiệu trường……
-Ông…… – Hiệu trưởng trường……
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác)
– Căn cứ
– Căn cứ…
Tên tôi là: ……
Sinh ngày …tháng …năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, thành phố)……
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
Tôi xin trình bày với Quý trường sự việc như sau:
Tôi là…(1)
…(2)…
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý trường xem xét và tổ chức điều tra xác minh sự việc trên. Qua đó, tổ chức cuộc họp để xem xét việc miễn nhiệm:
Ông:….. Sinh năm:……
Nhiệm kỳ:……
Theo:..…(3) (Căn cứ bổ nhiệm,…)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý trường có câu trả lời sớm cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh cho thông tin mà tôi đã nêu trên, tôi xin gửi kèm đơn này những tài liệu, văn bản sau đây, nếu có:…(4)…
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Lưu ý khi viết đơn xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng:
(1) Nêu rõ tư cách của bạn trong việc làm đơn, có thể là chính phó hiệu trưởng nhưng cũng có thể là một cá nhân khác trong trường,…
(2) Trình bày rõ lý do xin miễn nhiệm phó hiệu trưởng (Bạn trình bày sự việc và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng chủ thể giữ chức phó hiệu trưởng hiện tại không đủ điều kiện/tư cách để tiếp tục giữ chức vụ này, đây có thể là điều kiện về trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, sức khỏe,…)
(3) Nêu rõ căn cứ bổ nhiệm/
(4) Bạn cần liệt kê rõ tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn gửi đi, số lượng văn bản, là bản gốc hay bản sao, dạng ảnh hay văn bản,…
4. Các quy định liên quan về việc miễn nhiệm phó hiệu trưởng:
Căn cứ theo Khoản 32 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định về miến nhiệm viên chức quản lý như sau:
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút;
– Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 02 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm;
– Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
– Có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác;
– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm;
– Viên chức quản lý là người đứng đầu để đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm:
– Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ có trách nhiệm trao đổi với viên chức và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
– Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy cùng cấp phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức quản lý phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo, thường vụ cấp ủy cùng cấp đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định.
3. Sau khi viên chức quản lý bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức quản lý bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. Quyết định miễn nhiệm đồng thời là
4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý:
– Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;
–
Căn cứ theo Khoản 33 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định về chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:
– Viên chức quản lý có đơn từ chức theo căn cứ tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 54 Nghị định này và được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ hoặc không có đơn từ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Nghị định này thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định cho thôi giữ chức vụ.
Viên chức quản lý có đơn từ chức theo căn cứ tại điểm d hoặc điểm đ khoản 1 Điều 54 Nghị định này và được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ.
– Viên chức quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
– Sau khi thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm nếu viên chức tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
– Viên chức quản lý sau khi từ chức, miễn nhiệm có nguyện vọng tiếp tục công tác thì được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác quản lý), được giữ nguyên hạng chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
Viên chức sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức mà có thời gian công tác còn 05 năm trở lên thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ trước khi bị kỷ luật. Sau thời hạn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.