Để được kiểm tra điều kiên sản xuất - kinh doanh giống thủy sản thì cơ sở sản xuất cấn gửi đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
- 4 4. Một số quy định về kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
1. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản là gì?
Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản là mẫu đơn được lập ra để xin kiểm tra về điều kiện sản xuất và kinh doanh giống thủy sản. Mẫu đơn xin kiểm tra nuôi rõ tên cơ sở nuôi trồng, giống vật nuôi nuôi trồng…
Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản được lập ra với mục đích gửi tới chi cục thủy sản xin kiểm tra về điều kiện sản xuât- kinh doanh giống thủy sản ở cơ sở của mình.
2. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN XIN ĐƯỢC KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT – KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: Chi cục Thủy sản …
Căn cứ Quyết định … của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
Căn cứ theo
Tên cơ sở: …
Tên người đại diện: …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
Hoạt động sản xuất, kinh doanh: …
Sản xuất giống: … Kinh doanh giống: …
Đề nghị cơ quan tiến hành kiểm tra và công nhận cho cơ sở của chúng tôi đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản: …
…, ngày … tháng … năm …
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
– Phần kính gửi: nêu rõ tên chi cục thủy sản cần gửi tới;
– Ghi rõ tên cơ sở cần được kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản;
– Ghi đầy đủ thông tin về cơ sở như địa chỉ, số điện thoại,…
4. Một số quy định về kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
Căn cứ theo Điều 24 Luật Thủy sản năm 2017 quy định về Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
– Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
– Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
– Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP về việc kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản:
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
– Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
– Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
– Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
– Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản
– Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra gồm:
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;
– Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định này;
– Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.