Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản là gì? Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản để làm gì? Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản mới nhất 2021? Hướng dẫn viết đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản? Một số quy định về kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản mới nhất?
Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. Giống thủy sản là yếu tố quan trọng cho công tác phát triển bền vững ngành nuôi trồng. Nên điều kiện để sản xuất – kinh doanh giống thủy sản tốt và an toàn là điều cần được mọi người chú trọng đến.Vậy để được kiểm tra điều kiên sản xuất – kinh doanh giống thủy sản thì cơ sở sản xuất cấn gửi đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản như thế nào?
1. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản là gì?
Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản là mẫu đơn được lập ra để xin kiểm tra về điều kiện sản xuất và kinh doanh giống thủy sản. Mẫu đơn xin kiểm tra nuôi rõ tên cơ sở nuôi trồng, giống vật nuôi nuôi trồng…
2. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản để làm gì?
Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản được lập ra với mục đích gửi tới chi cục thủy sản xin kiểm tra về điều kiện sản xuât- kinh doanh giống thủy sản ở cơ sở của mình.
3. Mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản (Mẫu số 07NT) chi tiết nhất
ĐƠN XIN ĐƯỢC KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT – KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: Chi cục Thủy sản …
Căn cứ Quyết định … của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
Căn cứ theo Thông báo số … /TB-TS ngày … của Chi cục Thủy sản … về việc kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản năm …
Tên cơ sở: …
Tên người đại diện: …
Địa chỉ: …
Xem thêm: Mẫu giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản (37.NT) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết
Điện thoại: …
Hoạt động sản xuất, kinh doanh: …
Sản xuất giống: … Kinh doanh giống: …
Đề nghị cơ quan tiến hành kiểm tra và công nhận cho cơ sở của chúng tôi đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản: …
…, ngày … tháng … năm …
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản
Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu loài, giống thủy sản (36.NT) chi tiết nhất
– Phần kính gửi: nêu rõ tên chi cục thủy sản cần gửi tới;
– Ghi rõ tên cơ sở cần được kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản;
– Ghi đầy đủ thông tin về cơ sở như địa chỉ, số điện thoại,…
5. Một số quy định về kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản mới nhất:
Điều kiện kinh doanh ngành, nghề này được quy định tại Điều 19, Điều 20
Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản:
– Có nhân viên ký thuật tình độ đại học trở lên với nuôi trồng thủy sản.
– Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải
Xem thêm: Mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản (10.NT) chi tiết nhất
Những quy định về kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản theo Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT như sau:
– Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản
1. Cơ quan kiểm tra: là Cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ kiểm tra: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của
3. Trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 về việc quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm sản và Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT.
– Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh
1. Nguyên tắc kiểm tra:
a) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản (bao gồm cả các quy định về bệnh) được thực hiện tại cơ sở sản xuất.
Xem thêm: Mẫu giấy phép nhập khẩu giống thủy sản 06.NT) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết
b) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản tại địa phương nơi tiếp nhận chỉ được thực hiện khi có nghi vấn. Nội dung và trình tự kiểm tra thực hiện theo nội dung, trình tự kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất.
c) Kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản trong sản xuất kinh doanh thực hiện theo hình thức Đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra do cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản thành lập, cơ quan quản lý thú y tham gia, phối hợp (nếu cần).
2. Cơ quan kiểm tra:
a) Tổng cục Thuỷ sản: Kiểm tra đột xuất về chất lượng giống thuỷ sản trong sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước.
b) Cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản trong sản xuất kinh doanh.
3. Căn cứ kiểm tra:
a) Tiêu chuẩn cơ sở đã công bố áp dụng;
b) Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chất lượng giống thuỷ sản.
Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản (09.NT) chi tiết nhất
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trên cơ sở các chỉ tiêu chất lượng đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc
đăng ký áp dụng (kích cỡ, số lượng, chủng loại, tuổi, độ thuần chủng, tỷ lệ phân đàn, trạng thái hoạt động của giống thủy sản, thời gian sử dụng, số lần cho sinh sản,…) theo Khoản 3 Điều này;
b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn và hồ sơ trong quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản;
c) Lấy mẫu, xét nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của giống thủy sản với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, Khoản 4 Điều này.
4. Hình thức kiểm tra:
a) Theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt: là hình thức kiểm tra được thông báo trước bằng văn bản.
b) Kiểm tra đột xuất: là hình thức kiểm tra không báo trước.
Xem thêm: Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (04.NT)
5. Trình tự kiểm tra chất lượng giống thủy sản:
a) Công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Lập biên bản kiểm tra;
d) Thông báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo cho Cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra;
đ) Xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
– ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN
Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở sinh sản giống thủy sản
Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doạnh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Địa điểm xây dựng phải theo quy hoach của phường hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
3. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/ chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản dop cơ quan có chức năng cấp;
4. Có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống thuỷ sản mới nhập về. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thuỷ sản;
5. Có bảng hiệu, địa rõ ràng;
6. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản và đảm bảo chất lượng giống thuỷ sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
7. Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục A, Phụ lục 2 và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba (03) năm.
Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản đã đăng ký áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương trở lên, thực hiện lập hồ sơ quản lý quá trình sản xuất giống theo tiêu chí quy định của quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và hướng dẫn của tổ chức có thẩm quyền đánh giá, chứng nhận.
Điều 5. Điều kiện đối với cơ sở ương, dưỡng giống thủy sản
Tổ chức, cá nhân thực hiện ương, dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
1. Đáp ứng các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, Điều 4 Thông tư này;
2. Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loại thủy sản và từng phần cấp giống: Hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương, dưỡng giống thủy sản.
3. Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi trong quá trình ương, dưỡng giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục B, Phụ lục 2 và thực hiện lưu giữ hồ sơ tối thiểu là hai (02) năm.
Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ cần những điều kiện như thế nào?
1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ
Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
a) Đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 Điều 4 Thông tư này.
b) Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trông thủy sản trở lên.
2. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực.
Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
a) Đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có đàn giống thủy sản đảm bảo chất lượng: giống thuần chủng hoặc giống đã được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu/chọn tạo đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải gửi văn bản thông báo đến tổng cục Thủy sản để tổng hợp, theo dõi và quản lý.
Trên đây là bài viết chi tết về mẫu đơn xin kiểm tra điều kiện sản xuất – kinh doanh giống thủy sản mới nhất và những điều kiện đối với sản xuất – kinh doanh giống thủy sản.