Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân là một trong các loại giấy tờ quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ công dân của một nước. CMND, căn cước công dân khi bị mất hoặc hư hỏng thì được cấp lại, cấp đổi. Sau đây, Luật Dương Gia cung cấp mẫu đơn cấp lại CMND và căn cước công dân.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin cấp lại CMND bị mất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ảnh chân dung 3cm x Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
4cm —————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ĐỔI/CẤP LẠI CHỨNG MINH NHÂN DÂN
Kính gửi: ……
Họ và tên khai sinh(1): …..
Họ và tên gọi khác (nếu có)(1): ……
Ngày, tháng, năm sinh: ………./……../……….; Giới tính (Nam/nữ): …….
Số CMND đã được cấp(2):
Cấp ngày: ………./………/……….. Nơi cấp: ……..
Dân tộc: …….. Tôn giáo: ………
Nơi đăng ký khai sinh: ……..
Quê quán: …….
Nơi thường trú: ……
Nghề nghiệp: …… Trình độ học vấn: …..
Họ và tên cha (1): …..
Họ và tên mẹ (1): …..
Họ và tên vợ (chồng) (1): ……
Hồ sơ hộ khẩu số: ……… Sổ đăng ký thường trú số: …….; Tờ số: ……… Số điện thoại: ………..
Tôi đề nghị được cấp/đổi/cấp lại CMND, lý do(3): ………
Tôi (có/không) …… đề nghị được xác nhận số CMND (9 số) đã được cấp(4).
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn(5) Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)
2. Đơn xin cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất:
Mẫu CC01 ban hành kèm theo
Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
1.Họ, chữ đệm và tên(1):………
2.Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có)(1):…..
3.Ngày, tháng, năm sinh:…./………./…………..; 4. Giới tính (Nam/nữ):…
5.Số CMND/CCCD (2):
6.Dân tộc:……. 7.Tôn giáo:…….. 8.Quốc tịch:..
9.Tình trạng hôn nhân:………. 10.Nhóm máu (nếu có):……
11.Nơi đăng ký khai sinh:……
12.Quê quán:….
13.Nơi thường trú:…
14.Nơi ở hiện tại:….
15.Nghề nghiệp:….. 16.Trình độ học vấn:…
17.Họ, chữ đệm và tên của cha(1):…… Quốc tịch:……
Số CCCD/CMND(*):
18.Họ, chữ đệm và tên của mẹ(1):… Quốc tịch:……
Số CCCD/CMND(*):
19.Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng)(1):…….. Quốc tịch:…
Số CCCD/CMND(*):
20.Họ, chữ đệm và tên của người ĐDHP(1):……….. Quốc tịch:….
Số CCCD/CMND(*):
21.Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ(1):….
Số CCCD/CMND(*):
Quan hệ với chủ hộ:….
22.Yêu cầu của công dân:
– Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:….
–
– Chuyển phát bằng đường Bưu điện đến tận tay công dân (có/không):…..
Địa chỉ nhận:…. Số điện thoại:…
Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật./.
…….., ngày………tháng……..năm………
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
– Lưu ý khi xin cấp lại thẻ căn cước công dân
Khi xin cấp lại thẻ căn cước công dân,cần xác định các trường hợp được cấp lại và thực hiện theo trình tự thủ tục được quy định tại
* Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được làm thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Người Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước công dân sau đó ra nước ngoài định cư, nay trở về Việt Nam sinh sống và được đăng ký thường trú.
* Thủ tục, trình tự đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gồm:
+ Đơn xin đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
+ Thẻ Căn cước công dân đã hết hạn, hư hỏng;
+ Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi nơi thường trú, quê quán, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, xác định lại giới tính, dân tộc
+ Tờ khai theo mẫu quy định.
* Trình tự đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
+ Người đến làm thủ tục nộp đơn nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; trường hợp thay đổi nơi thường trú, quê quán, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, xác định lại giới tính, dân tộc thì khi đổi thẻ Căn cước công dân xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các nội dung này;
+ Người đến làm thủ tục nộp lại thẻ Căn cước công dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định;
+ Thực hiện các thủ tục theo quy định trên;
* Mức thu lệ phí
Mức thu lệ phí khi đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân năm 2018 như sau:
+ Đổi: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
+ Cấp lại: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí thẻ Căn cước công dân bằng 50% mức thu quy định trên.
3. Cấp thẻ căn cước công dân khi bị mất chứng minh thư:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia. Em có 1 vấn đề cần được giúp đỡ. Quê em ở An Giang, đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Hiện em đã làm mất giấy Chứng minh nhân dân 9 số, nhưng chưa có thời gian và điều kiện để về quê làm lại CMND. Xin hỏi, em có thể đến Đến TP. Hồ Chí Minh để trực tiếp xin cấp mới thẻ căn cước mà không cần về quê làm CMND được hay không? Nếu được thì em phải đi đến Thành Phố để làm, hay em có thể đến quận – huyện gần nhất được không? Em có cần làm tờ cớ hay xác nhận gì của địa phương nơi em thường trú hoặc tạm trú không? Xin trả lời qua mail giúp em. Chân thành Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 22 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
– Căn cứ Điều 26 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định nêu trên về thủ tục làm Căn cước công dân, cá nhân muốn làm căn cước công dân có thể lựa chọn nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương hoặc cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
– Căn cứ Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và
Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành như sau:
1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:
– Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
– Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số:
– Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho công dân; trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
– Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất.
4. Cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân:
– Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an, cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú xác minh. Sau khi có kết quả xác minh thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị ký Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả cho công dân cùng với thẻ Căn cước công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân hoặc bị mất Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì thực hiện như sau:
Công dân có văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý căn cước công dân nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn có thể làm thủ tục cấp căn cước công dân tại