Trong một số trường hợp công ty không trả sổ bảo hiểm thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm để được xem xét giải quyết. Vậy mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm là gì? Cách làm đơn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm là gì?
Đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm là văn bản được người lao động sử dụng để đề nghị công ty/chủ thể có thẩm quyền khác xem xét lại hành vi không trả sổ bảo hiểm của công ty/người sử dụng lao động khi có căn cứ về việc hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm với các nội dung và thông tin để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về vấn đề công ty không trả sổ bảo hiểm.
2. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN KHIẾU NẠI CÔNG TY KHÔNG TRẢ HỒ SƠ BẢO HIỂM
(V/v: Công ty………….. không trả sổ bảo hiểm xã hội)
– Căn cứ
– Căn cứ…
Kính gửi: – CÔNG TY……………
Tôi tên là:………………………… Sinh năm:……………
Chứng minh nhân dân số:………… do CA……………… cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………
Hiện đang cư trú tại:…………………
Số điện thoại liên hệ:…………………
Là: Người lao động làm việc cho Quý Công ty theo Hợp đồng lao động số:………….. từ ngày…/…./……
Tôi xin được trình bày sự việc như sau:……
(Trình bày về sự kiện dẫn đến việc viết đơn khiếu nại)
Căn cứ Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
3.Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Tôi nhận thấy, việc………………. giữ sổ bảo hiểm xã hội của tôi là không đúng với quy định của pháp luật. Điều này làm tôi không thể thực hiện được các thủ tục để được hưởng các chế độ về trợ cấp……/ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới. Làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết. Yêu cầu…………… thực hiện việc trả lại sổ bảo hiểm cho tôi theo quy định trên. Đồng thời….. (đưa ra yêu cầu thêm của bản thân về bồi thường thiệt hại, hình thức xử lý, nếu có)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà bản thân đã nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin khiếu nại:
– Kính gửi ( công ty không trả sổ bảo hiểm..)
Tôi tên là:… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…… cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:…
Là: Người lao động làm việc cho Quý Công ty theo Hợp đồng lao động số:………….. từ ngày…/…./……
Tôi xin được trình bày sự việc ( trình bày nội dung sự việc..)
4. Thủ tục khiếu nại:
Trình tự, thủ tục khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm như sau:
Về vấn đề công ty hiện nay vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho bạn thì theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Tại Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Như vậy thì khi chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì bên công ty có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 7 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Công ty đã vi phạm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động. có thể làm đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp đến Giám đốc Công ty. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của công ty hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý (hoặc 45 ngày đối với vị việc phức tạp) mà bên công ty không giải quyết thì lúc này có thể làm đơn khởi kiện đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở.
Chú ý đến thời hiệu khiếu nại như sau:
Tại Điều 9. Thời hiệu khiếu nại như sau:
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Tại Điều 7. Trình tự khiếu nại quy định như sau:
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Căn cứ theo như trên thì việc công ty không trả lại sổ bảo hiểm thì hoàn toàn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, trình tự thủ tục khiếu nại pháp luật đã quy định nên việc khiếu nại cũng sẽ được thực hiện dựa trên đó.
Trên đây là tông tin vè mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm, hướng dẫn làm đơn chi tiết và các thủ tục liên quan tới khiếu nại. Để đòi lại quyền và lợi ích cho người lao động, các thông tin trên đây dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.