Khi khách vào của hàng thì sẽ được bảo vệ của của hành thực hiện việc trông xe cho khách và không thu tiền trông xe. Trong trường hợp này nếu bảo vệ trông xe không may làm mất xe thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe là gì?
Mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe là mẫu đơn được lập ra để đề nghị cơ quan, nơi gửi xe về việc làm rõ trách nhiệm gây mất xe để yêu cầu người làm mất chịu trách nhiệm. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung đề nghị, lý do mất xe…
Mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe được cá nhân lập ra để thể hiện mong muốn của mình đề nghị về việc làm rõ trách nhiệm gây mất xe. Và đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để làm rõ trách nhiệm gây mất xe và do vô tình hay cố ý làm mất xe của người khác trong quá trình làm việc.
2. Mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…, ngày…tháng …năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ LÀM RÕ TRÁCH NHIỆM GÂY MẤT XE
Kính gửi: Bộ phận khu vực trông giữ xe trường …
Căn cứ
Căn cứ Nội quy, quy chế quản lý các bộ phận của trường Đại học …;
Tên tôi là: …
Sinh ngày: …/…/…
CMND/CCCD số: … Cấp ngày: …/…/… Nơi cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
Hiện nay, theo như trình bày của sinh viên Nguyễn Văn A, sinh viên k40 trường Đại học … vào ngày …/…./….có thực hiện việc gửi xe tại trường. Tuy nhiên, sau khi kết thúc buổi học sinh viên phát hiện chiếc xe đã bị mất nên đã báo lại cho bộ phận gửi giữ đến nay đã 03 ngày nhưng chưa được giải quyết. Điều này khiến Bộ phận quản lý nhà trường chưa thể xử lý và giải quyết khiến em sinh viên A và gia đình rất hoang mang và ảnh hướng rất nhiều trong quá trình đi học.
Căn cứ vào Điều 554 BLDS 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản, Khoản 4 Điều 557 Nghĩa vụ của bên giữ tài sản. Bên cạnh đó tại Điều 20 Nội quy, quy chế quản lý các bộ phận của trường Đại học ……có quy định rõ việc nhận gửi giữ, trông xe tại trường. Tôi kính đề nghị bộ phận quản lý khu vực trông giữ xe tại Trường Đại học ………. làm rõ trách nhiệm gây mất xe nêu trên.
Kính mong bộ phận làm rõ trách nhiệm của mình trước sự việc đã xảy ra để sự việc nhanh chóng được giải quyết kịp thời.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe:
-Phần kính gửi: ghi rõ tên bộ phận trông giữ xe…
-Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ và tên; ngày tháng năm sinh; số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp; Điện thoại liên hệ;…
-Trình bày rõ nội dung sự việc.
4. Một số quy định liên quan:
Theo quy định tại Điều 554
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
4.1.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Nếu bên nhận gửi giữ tài sản làm mất tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì có căn cứ để bạn yêu cầu họ bồi thường thiệt hại.Theo Điều 554
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2.Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3.Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4.2.Thủ tục kiện đòi bồi thường quán ăn làm mất xe không có thẻ:
-Nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
-Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
-Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
-Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Khoản 1 Điều 585 quy định “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Giảm mức bồi thường
Tuy nhiên theo như trên thực tế để đảm bảo tính khả thi và có thể thi hành một cách dễ dàng của bản án hoặc quyết định của tòa án, phải phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì được giảm mức bồi thường theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Quy định Giảm mức bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự này không quy định về việc giảm mức bồi thường cụ thể là bao nhiêu. Cho nên có thể hiểu rằng việc giải quyết mức bồi thường này phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại là lỗi vô ý nhẹ hay vô ý nặng thì Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường sao cho thỏa đáng. Nếu trong trường hợp việc thiệt hại do mất tài sản này xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắc và lâu dài của người gây ra thiệt hại đối với tài sản thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường.
Trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại nhận thấy mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế đối với tài sản bị thiệt hại thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường vè giá trị tài sản bị thiệt hại.
Mức bồi thường thiệt hại có thể do bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại tự thỏa thuận hoặc nếu trong trương hợp hai bện không tự mình thỏa thuận được thì tòa án quyết định về việt bồi thường thiệt hại giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại. Tuy nhiên, không phải cứ do bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại tự thỏa thuận hoặc nếu trong trương hợp hai bện không tự mình thỏa thuận được thì tòa án quyết định về việt bồi thường thiệt hại giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại thì sẽ được chấp thuận mà mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên
Pháp luật quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1.Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2.Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Trên đây là bài vết về mẫu đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm gây mất xe mới nhất