Khi tiến hành nhập khẩu thuỷ hải sản sống thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn về nhập khẩu, phải tiến hành khai báo kiểm dịch trước khi nhập khẩu và phải làm đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thuỷ sản sống.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức lập ra đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống. Mẫu đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu nêu rõ các thông tin về tên tổ chức/ cá nhâm, địa chỉ, mã số thuế, thông tin thủy sản sống nhập khẩu, tên nhà sản xuất, địa chỉ xuất khẩu, địa chỉ nơi nuôi lưu giữ lô hàng, đề xuất thời gian nhập khẩu, nội dung đơn đề nghị
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị về việc cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống. Mẫu đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục thủy sản xem xét về đề nghị của tổ chức/ cá nhân đề nghị về việc cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống:
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
—— Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……… —————
……., ngày … tháng … năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐNG
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản
Tên tổ chức, cá nhân:………. (1 )
Địa chỉ: …….Mã số thuế: ……….(2 )
Điện thoại:……Số fax: ……..E.mail: …..(3)
Thông tin về thủy sản sống nhập khẩu như sau: (4)
TT | Tên loài (tên tiếng Việt, tên khoa học, tiếng Anh (nếu có)) | Quốc gia xuất xứ | Quốc gia xuất khẩu | Mục đích nhập khẩu | Số lượng nhập khẩu (con) | Kích cỡ (kg/con) | Cửa khẩu nhập |
□ Làm thực phẩm | |||||||
□ Làm cảnh | |||||||
□ Giải trí | |||||||
□ Hội chợ, triển lãm | |||||||
□ Nghiên cứu khoa học |
(Bao gồm ảnh chụp in màu thủy sản sống, tên tiếng Việt, tiếng Anh, tên khoa học có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu)
Tên nhà xuất khẩu: ………..(5)
Địa chỉ nhà xuất khẩu: …………(6)
Địa chỉ nơi nuôi lưu giữ lô hàng: ……(7)
Đề xuất thời gian nhập khẩu: từ thời điểm ……….đến thời điểm ………(8)
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)Đề nghị Tổng cục Thủy sản xem xét và giải quyết./.
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên tổ chức, cá nhân
(2): Điền địa chỉ, mã số thuế
(3): Điền điện thoại, số fax, email
(4): Điền thông tin về thủy sản sống nhập khẩu
(5):Điền tên nhà xuất khẩu
(6): Điền địa chỉ nhà xuất khẩu
(7): Điền địa chỉ nơi nuôi lưu giữ lô hàng
(8): Điền đề xuất thời gian nhập khẩu
4. Trình tự thủ tục khai báo kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu:
Bước 1: Đăng kí, khai báo kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:
– Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hoá trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơnđăng ký kiểm dịch nhập khẩu);
– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate/Sanitary Certificate) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu (theo yêu cầu);
+ Riêng đối với động vật thủy sản (theo quy định) khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu cấp, xác nhận:
+ Động vật thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hoặc vùng nuôi hoặc quốc gia an toàn dịch bệnh hoặc đã được kiểm tra không có các bệnh trong Danh mục các bệnh thủy sản của OIE đối với loài động vật thủy sản đó.
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với giống thủy sản không có tên trong Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
– Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);
– Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể). Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thủy sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
– Bước 2: Khai báo kiểm dịch nhập khẩu thủy sản
– Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, phải tiến hành khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 04 ngày đối với thủy sản, 02 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.
– Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu gồm:
– Giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu (theo mẫu);
– Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);
– Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật
– Bước 3: Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tại cửa khẩu nhập
Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
– Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu.
+ Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói).
– Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hoá.
– Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu hợp lệ phù hợp với lô hàng; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; điều kiện bảo quản và các vật dụng liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7
* Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro( Điều 5 Thông tư 25/2018/TT- BNNPTNT)
– Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
+Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trình tự cấp phép:
+ Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có);
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
+ Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
* Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro (Điều 6 Thông tư 25/2018/TT- BNNPTNT)
-Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao chụp biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
– Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
+ Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
+ Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
– Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
+ Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trình tự cấp phép nhập khẩu:
+ Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trong mỗi trường hợp cấp phép nhập khẩu thuỷ sản sống khác nhau thì trình tự, thực hiện cũng sẽ có sự khác nhau mà pháp luật đã quy định rất rõ về việc này. Đối với cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro thì hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp phép, bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu, bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu. Đối với cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro thì hồ sơ bao gồm: đơn đề nghị cấp phép, bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu, bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ.