Đường ngang có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với an toàn giao thông, do đó, việc bãi bỏ đường ngang phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thông qua đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang của đơn vị, cơ quan. Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang và hướng dẫn cách viết mẫu đơn này.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang là gì?
Đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang là văn bản do đơn vị hoặc tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị bãi bỏ đường ngang ở một khu vực nhất định khi đáp ứng đủ các điều kiện.
Đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cơ quan, tổ chức, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét và nắm bắt tình hình, đưa ra quyết định có nên bãi bỏ đường ngang hay không.
2. Mẫu đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang:
Mẫu đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang theo mẫu tại Phụ lục IX, Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ ĐƯỜNG NGANG
TẠI …(3)…
Kính gửi: …(4)…
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Thông tư số: /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
Căn cứ …(5) …
…(2)… đề nghị …(4)… xem xét bãi bỏ đường ngang cấp …(6)…; phòng vệ bằng…(7)…; giao cắt giữa đường sắt …(8)…với đường bộ…(9)…
…(2)… cam kết bảo đảm nguồn kinh phí để tổ chức bãi bỏ và hoàn trả trạng thái ban đầu của đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang.
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang:
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đề nghị bãi bỏ đường ngang.
(2) Tên tổ chức đề nghị bãi bỏ đường ngang.
(3) Địa danh, lý trình đường sắt, tên tuyến đường sắt.
(4) Tên cơ quan có thẩm quyền quyết định bãi bỏ.
(5) Nêu rõ lý do cần bãi bỏ.
(6) Ghi cấp đường ngang: cấp I, cấp II hoặc cấp III.
(7) Ghi hình thức tổ chức phòng vệ (có người gác; không có người gác: cảnh báo tự động; biển báo).
(8) Ghi lý trình, tên tuyến đường sắt (ví dụ km 5+750, tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng).
(9) Tên tuyến đường bộ, ví dụ: quốc lộ số …. tỉnh lộ số …. liên huyện nối huyện với….đường công vụ.
4. Các vấn đề pháp lý về đường ngang và bãi bỏ đường ngang:
4.1. Điều kiện bãi bỏ đường ngang:
Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định điều kiện bãi bỏ đường ngang:
1. Đường ngang bãi bỏ khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
– Đường ngang hết thời gian khai thác, sử dụng theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Đường ngang không còn nhu cầu khai thác, sử dụng.
2. Khi bãi bỏ đường ngang công cộng có thời gian sử dụng lâu dài, tổ chức đề nghị bãi bỏ đường ngang phải lập phương án tổ chức giao thông thay thế khi bãi bỏ đường ngang.
3. Nguồn kinh phí khi bãi bỏ đường ngang:
– Tổ chức đề nghị bãi bỏ đường ngang phải bảo đảm nguồn kinh phí để tổ chức bãi bỏ và hoàn trả trạng thái ban đầu của đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định bãi bỏ đường ngang xác định rõ nguồn kinh phí cho việc bãi bỏ đường ngang.
4.2. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang; quyết định bãi bỏ đường ngang:
Căn cứ theo Điều 41 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang; quyết định bãi bỏ đường ngang như sau:
1. Cục Đường sắt Việt Nam:
– Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt quốc gia;
– Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia.
2. Cục Đường bộ Việt Nam:
– Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ;
– Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ.
3. Cơ quan theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
– Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý;
– Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý.
4.3. Hồ sơ đề nghị bãi bỏ đường ngang:
Căn cứ theo Điều 44 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định hồ sơ đề nghị bãi bỏ đường ngang như sau:
Hồ sơ đề nghị bãi bỏ đường ngang gồm:
1. Đơn đề nghị bãi bỏ đường ngang theo mẫu tại Phụ lục IX của Thông tư này.
2. Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử) một trong các tài liệu sau:
–
– Phương án tổ chức giao thông thay thế khi bãi bỏ đường ngang.
4.4. Trình tự thực hiện bão bỏ đường ngang:
Căn cứ theo Điều 44 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định Trình tự thực hiện bãi bỏ đường ngang:
1. Tổ chức là chủ đầu tư dự án, chủ quản lý, sử dụng đường ngang có nhu cầu bãi bỏ đường ngang lập 01 bộ hồ sơ đề nghị, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi trên môi trường điện tử đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Thông tư này.
2. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Thông tư này có trách nhiệm trả kết quả trong ngày làm việc về thành phần hồ sơ đề nghị bãi bỏ đường ngang.
3. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thực hiện qua môi trường điện tử, nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Thông tư này
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ đường ngang có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các cơ quan đơn vị liên quan để lấy ý kiến:
– Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, cơ quan quản lý đường bộ (nếu có liên quan) đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia;
– Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, cơ quan quản lý đường bộ (nếu có liên quan) đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng.
5. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền thẩm quyền bãi bỏ đường ngang có văn bản lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên nếu tổ chức được lấy ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi là đã chấp thuận và phải chịu trách nhiệm do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ gây ra.
6. Thời gian giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
7. Quyết định bãi bỏ đường ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư này. Trường hợp không ban hành quyết định phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
8. Trường hợp thực hiện trên môi trường điện tử, chủ đầu tư dự án, chủ quản lý, sử dụng đường ngang có nhu cầu bãi bỏ đường ngang lập hồ sơ đề nghị gồm tệp tin chứa bản chụp chính hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 44 của Thông tư này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đường sắt Việt Nam năm 2017;
– Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.