Mô hình kinh doanh sàn giao dịch điện tử đang được rất nhiều người chú ý đến, nó tồn tại thực tiễn, mang lại rất nhiều hữu ích cho người tiêu dùng và người buôn bán. Vậy, cách đăng ký dịch vụ là gì? Mẫu đơn đăng ký mà một số vấn đề pháp lý liên quan?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử mới nhất là gì?
- 2 2. Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý liên quan về sàn giao dịch thương mại điện tử:
1. Mẫu đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử mới nhất là gì?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là: website thương mại điện tử cho phép thương nhân, tổ chức, các nhân không phải là củ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ trên đó. Thông qua đó kết nối người tiêu dùng với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức.
Từ khái niệm trên cho thấy, Mẫu đơn đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là mẫu đơn mà thương nhân, cá nhân, tổ chức dùng để gửi lên cơ quan có thẩm quyền xin đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại.
Mẫu đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là mẫu đơn mà cơ quan, gửi lên cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét cấp đăng ký dịch vụ thương mại điện tử cho cá nhân, tổ chức, thương nhân được kinh doanh, sử dụng dịch vụ thương mại
2. Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
Tên mẫu đơn: Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
Mẫu đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử mới nhất hiện nay.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
………, ngày … tháng … năm ………
ĐƠN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Kính gửi: Bộ Công Thương – Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
1. Tên thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
– Tên đăng ký:
– Tên giao dịch:
2. Số, ngày, nơi cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân) hoặc quyết định thành lập (đối với tổ chức):
3. Tên cơ quan chủ quản (nếu có):
4. Tên miền Internet của sàn giao dịch thương mại điện tử:
5. Các tiện ích của sàn giao dịch thương mại điện tử (rao vặt, tài khoản đăng tin, gian hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, v.v…):
6. Đối tượng phục vụ:
7. Loại hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp trên sàn:
8. Cơ chế giám sát các thương nhân, cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn:
9. Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet:
10. Số nhân viên quản lý, giám sát các hoạt động của sàn giao dịch:
11. Tên, chức danh người chịu trách nhiệm chính sàn giao dịch thương mại điện tử:
12. Trụ sở:
Điện thoại: Fax: Email:
Cam đoan thực hiện đúng quy định tại
THƯƠNG NHÂN HOẶC TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
– Tên thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
– Tên đăng ký:
– Tên giao dịch:
– Số, ngày, nơi cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân) hoặc quyết định thành lập (đối với tổ chức):
– Tên cơ quan chủ quản
– Tên miền Internet của sàn giao dịch thương mại điện tử:
– Đối tượng phục vụ:
– Loại hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp trên sàn:
– Cơ chế giám sát các thương nhân, cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn:
– Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet:
– Số nhân viên quản lý, giám sát các hoạt động của sàn giao dịch:
– Tên, chức danh người chịu trách nhiệm chính sàn giao dịch thương mại điện tử:
– Trụ sở:
Điện thoại, Fax, Email:
4. Các vấn đề pháp lý liên quan về sàn giao dịch thương mại điện tử:
Sàn giao dịch TMĐT có các hình thức hoạt động nào?
Sàn giao dịch TMĐT có các hình thức hoạt động sau: Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Ý nghĩa của việc hình thành sàn giao dịch thương mại điện tử
Loại hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử là tâm điểm của nền kinh tế hàng hóa thị trường thời đại công nghệ, việc quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử mang đến nhiều lợi ích khác nhau:
– Lợi ích đối với người tiêu dùng:
+ NTD có thể mua bất cứ lúc nào, không giới hạn về mặt thời gian (24h/ngày, 7 ngày/tuần)
+ Tạo ra một không gian chủng loại hàng hóa đa dạng, bao gồm cả hàng hóa hữu hình lẫn vô hình
+ Tiết kiệm được thời gian
+ Dễ dàng so sánh giá cả (thông thường khi mua hàng trên các trang giao dịch thương mại điện tử giá sẽ rẻ hơn và cạnh tranh hơn vì không phải mất phí thuê mặt bằng, tiền điện, nước…)
+ Có nhiều ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, có mã số, thẻ tích điểm, các đợt sale lớn theo sự kiện, theo mùa, các dịp lễ lớn…
+ Phương thức thanh toán đa dạng: có thể thanh toán bằng tiền mặt, quẹt thẻ hoặc chuyển khoản ngân hàng
– Lợi ích với các thương nhân buôn bán:
+ Sàn giao dịch thương mại tạo ra một kênh bán hàng hiệu quả
+ Dễ dàng quảng cáo hàng hóa của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các công cụ để xây dựng các gian hàng trực tiếp; giao lưu, đối thoại giữa các doanh nghiệp trên sàn giao dịch.
+ Có khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên cả nước, xử lý thông tin, khai thác nhu cầu của khách hàng cũng như tìm hiểu được thị trường mua bán hàng hóa cùng loại được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác.
+ Tiết kiệm được chi phí cho các cửa hàng, nhập kho, dữ liệu, chốt đơn và chuyển hàng nhanh chóng.
+ Có khả năng tự thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm.
Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử
Hiện nay, pháp luật nước ta có những quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử ở các bộ Luật, Nghị định, Thông tư khác nhau. Điển hình là quy định về trách nhiệm của thương nhân tổ chức cung cấp dịch vụ và người bán, người mua; quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử tại
Về xử lý vi phạm có các Nghị định sau:
Nhìn chung, hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử đã tương đối chặt chẽ, được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh. Nhưng vẫn còn những vướng mắc khó khăn nhất định cần phải được giải quyết một cách triệt để nhất là những hành vi mua bán trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo…cần phải có một danh sách cụ thể để người tiêu dùng thận trọng.
Tại sao phải đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử?
Theo Cục Thương mại điện tử, nếu website cho phép các cá nhân, tổ chức khác đăng ký tài khoản, đăng tải hình ảnh, thông tin quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh thì bắt buộc phải đăng ký dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử. Nếu không thực hiện việc đăng ký thì có thể bị phạt theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 185/2013 với mức phạt cao nhất lên tới 30 triệu đồng.
Ngoài ra, việc đăng ký này còn nâng cao uy tín cho sàn giao dịch điện tử bởi nếu đăng ký thành công thì sẽ gắn logo dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công Thương khiến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp an tâm và tin tưởng vào trang website hơn.
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch TMĐT
Quy chế hoạt động sàn giao dịch TMĐT phải được thể hiện trên trang chủ của websit, bao gồm các nội dung sau:
– Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT;
– Quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch TMĐT phải được mô tả rõ ràng;
– Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch TMĐT;
– Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT trong những giao dịch thực hiện trên sàn phải được giới hạn;
– Quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch TMĐT;
– Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch TMĐT;
– Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
– Có các biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch TMĐT;
– Sử dụng biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch TMĐT.
Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật Dương Gia gửi tới bạn đọc về mẫu đơn đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử và một số quy định của pháp luật liên quan đến sàn giao dịch thương mại điện tử