Để được tham gia thầu thì nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, trong đó có thể yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh dự thầu và lập thành văn bản. Vậy dơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập là gì?
Bảo lãnh dự thầu là việc Nhân hành sử dụng một khoản tiền nhất định dùng để hoàn tra cho bên mời thầu nếu như bên dự thầu có những hành vi vi phạm trong khi tham dự thầu một gói thầu nào đó.
Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập là mẫu bảo lãnh do bên Ngân hàng lập ra để thực hiện bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu khi tham dự một gói thầu nhất định. Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập phải thể hiện được rõ ràng việc bảo lãnh của Ngân hàng với nhà thầu bằng khoản tiền nhất định.
Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập là văn bản ghi nhận những thông tin liên quan đến bên hưởng bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên yêu cầu bảo lãnh, nội dung bảo lãnh, những cam kết của bên bảo lãnh. Đồng thời, đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập chính là văn bản có giá trị pháp lý để nhà thầu nộp khi tham dự thầu một gói thầu nào đó.
2. Mẫu đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập:
Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập theo Mẫu số 04A, ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT:
Mẫu số 04A
BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)
(áp dụng đối với nhà thầu độc lập)
Bên thụ hưởng:_______ [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu quy định tại Mục 1.1 BDL hoặc ghi tên và địa chỉ của Chủ đầu tư quy định tại Mục 4.4 BDL]
Ngày phát hành bảo lãnh:__________ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]
BẢO LÃNH DỰ THẦU số:___________ [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]
Bên bảo lãnh:_______ [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]
Chúng tôi được
Chúng tôi đồng ý vô điều kiện, không hủy ngang, cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho Nhà thầu bằng một khoản tiền là_________ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].
Bảo lãnh này có hiệu lực trong_______ (2)ngày, kể từ ngày______ tháng____ năm_____ (3).
Theo yêu cầu của Nhà thầu, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, đồng ý vô điều kiện, không hủy ngang, cam kết(4) sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền là____[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] khi nhận được văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng về vi phạm của Nhà thầu trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 37.1 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;
3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày được mời đến thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự;
4. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 41.1- Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.
Trường hợp Nhà thầu trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Nhà thầu ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.
Trường hợp Nhà thầu không trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó,
Đại diện hợp pháp của ngân hàng(5)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
3. Hướng dẫn viết đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc Lập:
(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Khuyến khích các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sử dụng Mẫu này. Trường hợp bảo lãnh dự thầu vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không phải là bản gốc, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi Bên mời thầu phát hành HSMT, hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ.
(2) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL.
(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.
(4) Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số cam kết trong các nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hợp lệ.
(5) Trường hợp sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì ghi là “Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Quy định về bảo đảm dự thầu:
Đấu thầu là một hoạt động thương mại mà các chủ thể trong mối quan hệ kinh tế này đều xác định rõ mục đích của mình, đối với bên mời thầu là sự xác lập được hợp đồng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất còn đối với bên dự thầu chính là lợi nhuận, lợi ích kiếm được từ việc thực hiện các công việc đó. Về bản chất, đấu thầu cũng giống như những hoạt động thương mại khác , là việc xác lập mối quan hệ kinh tế dựa trên nhu cầu và mong muốn của mỗi bên.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Đấu Thầu năm 2023 quy định Bảo đảm dự thầu như sau:
1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
– Đặt cọc;
– Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
– Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
4. Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau:
– Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;
– Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
– Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.
5. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
6. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
7. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
8. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.
9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
– Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 của Luật này;
– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 và Điều 75 của Luật này;
– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;
10. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 9 Điều này, khoản 6 Điều 68 và khoản 4 Điều 75 của Luật này thì việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả được thực hiện như sau:
– Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án đầu tư kinh doanh, khoản thu này được sử dụng theo
– Trường hợp bên mời thầu là đơn vị
– Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT lập hồ sơ mời thầu xây lắp đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định thương mại;