Những người tham gia tố tụng trong quá trình tham gia tố tụng có quyền đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật khi có các căn cứ để thay đổi. Vậy mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật (71/HS) là gì, mục đích của mẫu đề nghị?
- 2 2. Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật (71/HS):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật:
- 4 4. Những quy định liên quan đến thay đổi phiên dịch, người dịch thuật:
1. Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật (71/HS) là gì, mục đích của mẫu đề nghị?
Người phiên dịch được quy định là một trong những người tham gia tố tụng theo Điều 55
Theo Khoản 1 Điều 70 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người phiên dịch như sau: “Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.”
Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật là văn bản do Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền ban hành với các nội dung bao gồm các căn cứ: các văn bản pháp luật, các quyết định làm căn cứ pháp luật cho đề nghị, nội dung đề nghị thay đổi người phiên dịch, dịch thuật và trách nhiệm thực hiện quyết định của các chủ thể có liên quan.
Mục đích của Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật: khi thuộc một trong các trường hợp phải thay đổi người phiên dịch, dịch thuật thì chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch, dịch thuật sẽ lập bản đề nghị nhằm mục đích đề nghị Viện kiểm sát thay đổi người phiên dịch, dịch thuật khác để tham gia tố tụng.
2. Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật (71/HS):
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số:…../CV-VKS…-…
………, ngày…tháng…năm…
ĐỀ NGHỊ
THAY ĐỔI NGƯỜI PHIÊN DỊCH/NGƯỜI DỊCH THUẬT
VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ Điều 42 và Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy………
ĐỀ NGHỊ:
………… ra quyết định thay đổi ông/bà……………. là người phiên dịch cho………./dịch thuật tài liệu…………. trong vụ án……… về tội………… theo quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự bằng người phiên dịch/người dịch thuật khác./.
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
– Cơ quan có thẩm quyền điều tra;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật:
Người soạn thảo Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật, nội dung đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.
Cuối văn bản cần có chữ ký và đóng dấu của Kiểm sát viên nhằm xác nhận nội dung mẫu đề nghị chính xác cả về nội dung và thẩm quyền.
4. Những quy định liên quan đến thay đổi phiên dịch, người dịch thuật:
4.1. Các trường hợp từ chối tham gia tố tụng:
Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp tại Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
+ Người phiên dịch, người dịch thuật đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo thì không được tham gia tố tụng. Việc này nhằm đảm bảo Người phiên dịch, người dịch thuật không lợi dụng quyền hạn để làm trái quá trình tố tụng, ảnh hưởng đến kết quả tố tụng.
+ Người phiên dịch, người dịch thuật đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó sẽ không được tiếp tục tham gia với tư cách Người phiên dịch, người dịch thuật do những chủ thể này đã tham gia với những tư cách tố tụng khác, tránh chồng chéo quyền lợi nghĩa vụ của các chủ thể.
+ Người phiên dịch, người dịch thuật tiến hành tố tụng trong vụ án đó sẽ phải từ chối tham gia tố tụng hoặc sẽ bị thay đổi do những người phiên dịch, người dịch thuật này đã tham gia tố tụng trong vụ án đó.
Ngoài ra tại Điều 295 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật như sau:
+ Người phiên dịch, người dịch thuật phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa khi được
+ Nếu người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt thì phải có người phiên dịch, người dịch thuật có đủ điều kiện để thay thế thực hiện việc tham gia tố tụng, trong trường hợp không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật là bắt buộc, sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật nhằm mục đích tham gia quá trình tố tụng và đảm bảo quyền và lợi ích cho những chủ thể liên quan. Phiên tòa sẽ bị hoãn nếu như người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt, do quá trình tố tụng không thể thiếu người phiên dịch, người dịch thuật.
4.2. Những chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật:
– Những chủ thể sau đây có quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật:
+ Điều tra viên:
Tại Điều 37 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên bao gồm việc êu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Kiểm sát viên:
Tại Điều 42 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên bao gồm việc yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Thẩm phán:
Tại khoản 2 Điều 45 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán bao gồm việc yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Bị can:
Tại Khoản 2 Điều 60 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì bị can có quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Bị cáo:
Tại Khoản 2 Điều 61 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì Bị cáo có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Bị hại
Tại Khoản 2 Điều 62 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì bị hại có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Nguyên đơn dân sự
Tại Khoản 2 Điều 63 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Bị đơn dân sự
Tại Khoản 2 Điều 64 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
+ Người bào chữa
Khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Theo Khoản 3 Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì những người này có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
Như vậy, các chủ thể nêu trên có quyền đề nghị Viện kiểm sát thay đổi người phiên dịch, dịch thuật theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự khi có các căn cứ, các trường hợp phải thay đổi người phiên dịch, dịch thuật.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015.