Nộp tờ khai thuế hay báo cáo thuế là nghĩa vụ mà các cơ quan tổ chức hay cá nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi chậm nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế thì phải làm công văn giải trình chậm nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế theo quy định. Vậy để hiểu thêm về công văn giải trình chậm nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Vì vậy, nếu cá nhân phải tự mình quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà không thực hiện hồ sơ khai thuế sẽ bị phạt tiền bằng ½ số tiền phạt đã nêu ở trên.
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị đinh 125/2020/NĐ-CP.
2. Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CÔNG TY …..
Số:
…., ngày tháng năm
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
DO NỘP CHẬM TỜ KHAI THUẾ
Kính gửi: Chi cục thuế quận ….
Tên doanh nghiệp:
Mã số thuế/ mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở:
Hotline:
Số Fax/email (nếu có):
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:
Sinh năm:
Chức vụ:
Số điện thoại liên hệ:
Báo cáo giải trình nộp chậm tờ khai thuế công ty …..
Trình bày tóm lược thông tin nộp tờ khai thuế theo quy định: Ngày .. tháng .. năm.. chúng tôi nhận được công văn về việc nộp chậm tờ khai thuế quý … Chúng tôi xin giải trình về lý do doanh nghiệp nộp chậm tờ khai thuế như sau:
–……………………………………………………………….
-……………………………………………………………………..
Công ty…. xin cam đoan những gì chúng tôi đã trình bày và những giấy tờ cung cấp là đúng sự thật. Nếu không đúng công ty ……xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Kính đề nghị Chi cục thuế quận….tiếp nhận đơn giải trình và xem xét.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế:
Doanh nghiệp cần thực hiện công văn giải trình với các cơ quan chức năng khi chưa thực hiện việc nộp báo cáo theo yêu cầu đúng thời gian quy định. Để soạn thảo một mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo đầy đủ, hoàn chỉnh thì cần có những nội dung cơ bản sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên doanh nghiệp
– Tên tiêu đề là công văn giải trình chậm nộp báo cáo.
– Phần kính gửi: Ghi tên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà bạn gửi công văn giải trình chậm nộp báo cáo đến để giải quyết.
– Thông tin của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ của trụ sở công ty, số điện thoại liên hệ, email liên hệ,
+ Người đại diện theo pháp luật hiện tại của doanh nghiệp, người đại diện này đang giữ vị trí nào trong công ty, số điện thoại liên hệ
– Nội dung báo cáo giải trình
+ Trình bày quy định theo pháp luật/ căn cứ pháp lý về nghĩa vụ phải nộp báo cáo
+ Lý do mà tác động tới việc nộp chậm
+ Các giấy tờ khác mà liên quan được đính kèm (nếu có)
– Lời cam đoan về thông tin về nội dung đã trình bày trên là đúng sự thật
– Đề nghị bên cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét nội dung trên và đề xuất sự giúp đỡ: Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào lý do của việc chưa hoàn thành báo cáo đúng thời hạn để đề xuất được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.
– Lời cảm ơn
– Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp.
4. Quy định nộp chậm tờ khai thuế:
Nộp thuế là nghĩa vụ đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức bắt buộc thực hiện, cùng với nghĩa vụ đó thì trước khi nộp thuế chủ thể cần tiến hành nộp tờ khai thuế. Vậy khi có phát sinh về vấn đề nộp chậm tờ khai thuế thì có quy định của pháp luật nào quy định vấn đề này không?. Để nắm bắt được nội dung này mời quý vị tham khảo nội dung phần bài viết dưới đây:
Hiện tại theo quy định về xử phạt vi phạm thuế quy định từ 1/1/2014 đến 5/12/2020 đang áp dụng
– Nộp quá thời gian quy định là 1 đến 5 ngày, đồng thời có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt cảnh cáo
– Nộp quá thời gian quy định là 1 đến 10 ngày mà không thuộc trường hợp bị cảnh cáo trên thì bị phạt tiền từ 700 000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 400 000 đồng, trường hợp có tình tiết tăng nặng thì số tiền phạt cao nhất là 1 000 000 đồng.
– Nộp quá thời gian quy định là 10 đến 20 ngày bị phạt là: 1 400 000
Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 800 000 đồng
Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 2 000 000 đồng
– Nộp quá thời gian quy định là 20 đến 30 ngày bị phạt là: 2 100 000
Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 1 200 000 đồng
Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 3 000 000 đồng
– Nộp quá thời gian quy định là 30 đến 40 ngày bị phạt là: 2 800 000
Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 1 600 000 đồng
Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 4 000 000 đồng
– Nộp phạt 3 500 000 đồng
Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 2 000 000 đồng
Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 5 000 000 đồng
Mà thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Nộp hồ sơ về kê khai thuế quá quy định thời hạn từ 40 đến 90 ngày
+ Nộp hồ sơ về kê khai thuế quá quy định thời hạn trên 90 ngày đồng thời không có phát sinh thêm số thuế nộp hoặc tự giác thực hiện nộp đầy đủ khoản thuế phải nộp ngay trước khi bị lập
+ Không thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế và số thuế không bị phát sinh
+ Quá thời hạn mà pháp luật quy định trên 90 ngày về việc nộp hồ sơ khai thuế tạm tính trên quý, tính từ khi hết thời hạn nộp hồ sơ nhưng chưa đến thời hạn quyết toán thuế theo năm.
Như vậy theo quy định tại thông tư số 166/2013/TT-BTC, có quy định như về mức xử phạt cụ thể như trên.