Khi có nhu cầu chuyển cơ quan thuế quản lý theo các trường hợp được pháp luật quy định thì công ty/ doanh nghiệp phải làm công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Việc xét duyệt đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý được tiến hành theo trình tự pháp luật quản lý thuế.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý là gì?
- 2 2. Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý:
- 3 3. Hướng dẫn lập công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế:
- 4 4. Thay đổi cơ quan quản lý thuế TNCN:
- 5 5. Các trường hợp làm thay đổi Cơ quan quản lý thuế:
- 6 6. Quy định cụ thể về việc phân công cơ quan thuế quản lý:
1. Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý là gì?
Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt
Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế.
Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý là mẫu công văn được tổ chức, doanh nghiệp, công ty quản lý thuế lập ra để gửi đến cục thuế thành phố đề đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý để phù hợp với pháp luật dựa trên thông tin về doanh nghiệp, thông tin người đại diện cho doanh nghiệp kèm theo
2. Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý:
Nội dung cơ bản của mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày….tháng….năm….
Kính gửi: Cục thuế thành phố …….
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY …….
– Địa chỉ: Số …….., ngõ ……., phố ………, phường ……., quận ……., thành phố …….;
– Mã số thuế: ………
– Giấy chứng nhận đầu tư số ………(cấp đổi thay thế giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số………… do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư ………cấp lần đầu ngày …../…../20…….thay đổi lần thứ….. ngày …../…../20……) do ủy ban nhân dân thành phố …….. cấp lần đầu ngày…../…../20……
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Họ và tên: …………. Giới tính: ……….
– Ngày sinh: ………./………./……….. Quốc tịch: ………..
– CMND số: ………. do công an thành phố …… cấp ngày ……/…../……..
– Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện tại: Số …….., ngõ ……., phố ………, phường ………., quận ……., thành phố …….;
Thưa quý cục,
Công ty ………. đã cùng với Công ty ……….ký
Vì vậy bằng công văn này, chúng tôi trân trọng đề nghị quý cục cho phép công ty chúng tôi được chuyển cơ quan thuế quản lý cho phù hợp với quy định pháp luật.
– Cơ quan thuế quản lý cũ: Chi cục thuế quận ……….;
– Cơ quan thuế quản lý mới: Cục thuế thành phố ……….,
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn quý cục!
Tài liệu gửi kèm:
– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
– Bản sao đăng ký kinh doanh
CÔNG TY CỔ PHẦN ……….
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế:
Nội dung cơ bản của mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý gồm:
– Tên cơ quan ban hành công văn
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
–
– Nơi gửi: cục thuế thành phố
– Thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, mã số thuế
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: tên, chức vụ, CCCD, địa chỉ thường chú
– Tài liệu kèm theo
– Ký xác nhận công văn
4. Thay đổi cơ quan quản lý thuế TNCN:
Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:
Theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì:
Trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cụ thể:
Nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu theo quy định.
– Nộp đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định.
– Đề nghị hoàn trả số tiền thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước nộp thừa (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này).
– Được chuyển số tiền thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết để bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phát sinh tại cơ quan thuế nơi chuyển đến; số thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế để bù trừ với số phải nộp theo hồ sơ khai quyết toán thuế.
Cơ quan thuế chuyển đi thực hiện đối chiếu nghĩa vụ đến thời Điểm thay đổi địa chỉ trụ sở với người nộp thuế, lập Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm gửi 01 (một) bản cho người nộp thuế, 01 (một) bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến để thông báo về tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế
– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
Cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến, căn cứ hồ sơ chuyển địa Điểm của người nộp thuế, thông tin thay đổi địa chỉ trụ sở của cơ quan đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp), cập nhật thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để tiếp tục quản lý người nộp thuế.
5. Các trường hợp làm thay đổi Cơ quan quản lý thuế:
Thay đổi những thông tin gì sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ quan quản lý thuế?
Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, gồm:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh
Đơn xin chuyển cơ quan thuế quản lý
Các bạn có thể tải Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý tại bài: Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý
Thay đổi CCCD với thuế
Thay đổ từ CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp thì phải thay đổi thông tin thuế như thế nào?
Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.
Theo đó, khi thay đổi thông tin đăng ký thuế thì người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cho cơ quan được ủy quyền
Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC trong từng trường hợp như sau:
– Người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:
Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST
– Người nộp thuế ủy quyền, nộp qua cơ quan chi trả thu nhập:
+ Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó);
+ Bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc;
+ Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT hoặc mẫu số 20-ĐK-TH-TC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
6. Quy định cụ thể về việc phân công cơ quan thuế quản lý:
Theo quy định tại khoản 2 điều 3
– Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước.
+ Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản…); doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;
Chi cục Thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.
Như vậy, các cơ quan quản lý thuế phải được đăng ký bởi cơ quan nhà nước và phải thực hiện theo quy định của nhà nước, chính vì vậy, dựa trên quy định thì mọi doanh nghiệp phải xác định rõ công việc của doanh nghiệp quản lý thuế dang làm để chuyển đổi phù hợp.