Giám định là hình thức do Tòa án tiến hành ra Quyết định trưng cầu, giám định khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản xác minh đối tượng giám định.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác minh đối tượng giám định là gì?
Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định đều hướng tới mục tiêu chung là bản kết luận giám định có nội dung kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật. Trước khi có kết luận, chúng ta không thể bỏ qua vai trò quan trọng của biên bản xác minh đối tượng giám định. Đây là một biểu mẫu quan trọng do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với các đối tượng liên quan tới vụ việc.
Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Khi tiến hành giám định, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, người yêu cầu giám định có quyền tham dự nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
Mẫu biên bản ghi chép việc xác minh đối tượng giám định là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc xác minh đối tượng giám định. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung xác minh, đối tượng giám định, cam kết của người cung cấp thông tin,…
2. Mẫu biên bản xác minh đối tượng giám định:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………….., ngày …. tháng ….. năm …….
BIÊN BẢN XÁC MINH ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
I. Thời gian, Địa điểm:
1. Vào lúc …giờ ngày …tháng …năm …….
2. Địa điểm: ………
Đã tiến hành việc xác minh một số vấn đề liên quan đến đối tượng: ………
II. Thành phần tham dự:
A. Đại diện nơi đến xác minh đối tượng:
1/ ……… Nghề nghiệp/ Chức vụ: ……
Quan hệ với đối tượng: ……
2/ ………Nghề nghiệp/ Chức vụ: …
Quan hệ với đối tượng: ……
B. Đại diện cơ quan pháp luật thụ lý vụ việc:
1/ Họ và tên …… Chức vụ: ………
Nơi công tác: ……
2/ Họ và tên …… Chức vụ: ……
Nơi công tác: ……
C. Đại diện Tổ chức giám định.
1/ …… Chức vụ: ……
2/ …… Chức vụ: ……
D. Người cung cấp thông tin:
Họ và tên: ………
Nơi thường trú: ……
Quan hệ với đối tượng: ……
III. Nội dung xác minh: (Theo yêu cầu của các giám định viên tham gia giám định pháp y tâm thần)……
IV. Cam kết của người cung cấp thông tin:
Tôi cam đoan những lời cung cấp trên đây là đúng sự thật. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin tôi đã cung cấp.
Biên bản đã được thông qua, mọi người đều nhất trí với những nội dung nêu trên và cùng ký tên dưới đây:
Biên bản lập xong hồi ……… giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ……
..Đại diện Cơ quan pháp luật
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Đại diện nơi đến xác minh đối tượng
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Giám định viên xác minh
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Người cung cấp thông tin:
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Xác nhận chữ ký và đóng dấu
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xác minh đối tượng giám định:
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan giám định, tên tổ chức giám định.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản về việc tiếp công dân.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản .
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Họ tên đầy đủ, chức vụ quân hệ với đối tượng của đại diện nơi đến xác minh.
+ Họ tên đầy đủ, chức vụ, nơi công tác của đại diện cơ quan pháp luật thụ lý vụ việc.
+ Họ tên đầy đủ và địa chỉ của người cung cấp thông tin.
+ Cam kết của người cung cấp thông tin.
– Phần cuối biên bản:
+ Ghi cụ thể thời gian kết thúc lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện cơ quan pháp luật.
+ Ký và ghi rõ họ tên của giám định viên xác minh.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện nơi đến xác minh đối tượng.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người cung cấp thông tin.
+ Xác nhận chữ ký và đóng dấu.
4. Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay:
– Quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên cơ quan trưng cầu giám định, họ tên, người có thẩm quyền trưng cầu giám định; tên tổ chức, họ tên người được trưng cầu giám định, tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định, tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có), nội dung yêu cầu giám định, ngày, tháng, năm trưng cầu và thời hạn trả kết luận giám định.
– Sau khi nhận quyết định trưng cầu giám định, cá nhân hoặc hội đồng giám định phải hoàn thành việc giám định trong thời hạn luật định. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Khi tiến hành giám định, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, người yêu cầu giám định có quyền tham dự nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Điều tra viên phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho người giám định tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng giám định. Nếu người giám định yêu cầu cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận, yêu cầu được tham dự hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, điều tra viên phải đáp ứng yêu cầu đó.
– Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải
– Sau khi tiến hành giám định, người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận về những vấn đề được yêu cầu giám định. Bản kết luận gồm có:
Phần mở đầu ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp.
– Phần nội dung ghi rõ những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định; những phương pháp được áp dụng để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
– Phần cuối cùng ghi rõ kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Kết luận giám định được gửi cho cơ quan đã trưng cầu, người đã yêu cầu giám định trong hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.
– Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết. Neu thấy nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đây đủ hoặc khi phát hiện những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó thì quyết định trưng cầu giám định bổ sung; nếu có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì quyết định trưng cầu giám định lại bằng người giám định hoặc hội đồng giám định khác. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho bị can, bị cáo, bị hại và người tham gia tố tụng khác hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Vì vậy, sau khi đã tiến hành giám định, nếu những người này yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải
– Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.
5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám định:
Để thực hiện có hiệu quả hơn công tác giám định tư pháp trong thời gian tới, đề nghị:
– Nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện các quy định trong BLTTHS về giám định ; Đảng và Nhà nước cần khẩn trương hoàn thành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp; các quy định về quy trình, quy chuẩn giám định.
– Rút gọn trình tự thủ tục giám định cho phù hợp, đảm bảo quá trình giám định diễn ra nhanh, gọn, chính xác để phục vụ cho hoạt động điều tra của các cơ quan có thẩm quyền.
– Tăng cường công tác phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định tư pháp; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan về vị trí, vai trò của giám định tư pháp.
– Bổ sung biên chế, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, cấp kinh phí phục vụ cho việc giám định; thường xuyên tập huấn cho các giám định viên về kỹ thuật giám định và thuật ngữ chuyên ngành để áp dụng một cách thống nhất. Tăng cường sự tham gia phiên tòa của người giám định tư pháp trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc kết luận giám định là căn cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết vụ án.
– Mở lớp tập huấn cho Kiểm sát viên, Điều tra viên về công tác giám định tư pháp để nâng cao khả năng nhận biết những vấn đề giám định cho đối ngũ này.
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giám định tư pháp ở các lĩnh vực, kịp thời phát hiện và xử lý nghiệm các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác giám định.