Xác định giá tài sản kê biên là việc mà chấp hành viên thực hiện ở giai đoạn sau khi tiến hành kê biên tài sản mà các bên đương sự chưa tự thỏa thuận định giá tài sản kê biên hoặc chưa tự thỏa thuận về việc chọn tổ chức thẩm định giá.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác định giá tài sản là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Xác định giá tài sản kê biên có thể hiểu là việc Chấp hành viên tiến hành sau khi kê biên tài sản, đó là việc chấp hành viên tính toán, ước lượng về giá trị tài sản đó trên cơ sở khả năng phán đoán về giá của mình từ việc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, giá cả thị trường tại thời điểm đó và các yếu tố cần thiết khác để xác định giá của tài sản.
Việc xác định giá tài sản kê biên được tiến hành sau khi kê biên để xác định giá khởi điểm. Sau khi bán đấu giá mới xác định được giá của tài sản đã kê biên. Vì vậy, đối với việc xác định giá này, Chấp hành viên phải cân nhắc để quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Theo Khoản 3 Điều 98
+ Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ đối với các trường hợp: Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá; Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Biên bản xác định giá tài sản là văn bản được lập ra để ghi chép về việc xác định giá tài sản, nội dung biên bản nêu rõ nội dung xác định, thông tin tài sản…
Mục đích của mẫu biên bản xác định giá tài sản: biên bản xác định giá tài sản kê biên được các bên lập ra nhằm ghi nhận và xác nhận gia của tài sản kê biên dưới sự xác định gia của Chấp hành viên.
2. Biên bản xác định giá tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BIÊN BẢN
Về việc xác định giá tài sản
Vào hồi.(1)… giờ ….. ngày ….. tháng…. năm …… tại:
Chúng tôi gồm: (2)
Ông (bà):………, chức vụ:
Ông (bà): …………, chức vụ…………………, đại diện
Với sự tham gia của: (3)
Ông (bà):…….., chức vụ: …., đại diện Viện kiểm sát quân sự
Ông (bà):………….., đại diện
Người được thi hành án: (4)
Người phải thi hành án: (5)
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (6)
Tiến hành xác định giá tài sản của ông (bà)
Trú tại:
Để đảm bảo thi hành Bản án, Quyết định số(7) …….ngày ….. tháng ….. năm ….. của Tòa án ………
Sau khi xem xét, đánh giá chất lượng từng loại tài sản, xác định giá như sau: (ghi rõ tình trạng từng loại tài sản, căn cứ định giá, giá của từng loại tài sản) (8)
Tổng cộng:
Bằng chữ:
Biên bản lập xong hồi …………….. giờ ……………. cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN VKSQS….
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN….(cơ quan chuyên môn)
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Biên bản cần được đảm bảo chính xác cả nội dung và hình thức, do đó người viết cần chú trọng các vấn đề khi soạn thảo văn bản, dưới đây là hướng dẫn về nội dung biên bản:
(1) Người viết biên bản ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm thực hiện biên bản;
(2) Ghi rõ họ tên và chức vụ của người đại diện;
(3) Ghi rõ họ tên và chức vụ của viện kiểm sát quân sự;
(4) Ghi Họ tên và địa chỉ của bên được thi hành án;
(5) Ghi Họ tên và địa chỉ của bên phải thi hành án;
(6) Ghi Họ tên và địa chỉ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
(7) Ghi rõ số quyết định của Tòa án;
(8) Ghi rõ kết quả xác định giá tài sản kê biên.
4. Quy định về xác định giá tài sản kê biên:
Điều 26
– Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo các trường hợp sau:
+ Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
+ Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án;
Thì Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
Việc xác định giá tài sản kê biên khi các đương sự có quyền tự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá với nhau nhưng lại không thỏa thuận hoặc tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ thì Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên nhằm xác định được giá của tài sản kê biên. Nếu trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng với tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi tiến hành xác định giá của tài sản kê biên. Đối với trường hợp tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản mà hết thời hạn mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
– Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự quy định tài sản kê biên được Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ theo Điểm b Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.
Như vậy pháp luật đã quy định rõ về việc xác định giá tài sản kê biên sau khi tiến hành kê biên nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ. Việc xác định giá tài sản kê biên phải được tiến hành theo quyền hạn và thời hạn nhất định do Luật thi hành án dân sự quy định. trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng với tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi tiến hành xác định giá của tài sản kê biên. Còn đối với tài sản kê biên được Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ có thể hiểu là tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.
Tóm lại, qua các phân tích ở trên, ta có thể thấy việc xác định giá tài sản kê biên có vai trò xác định giá tài sản kê biên để làm giá khởi điểm cho đấu giá tài sản. Giá của tài sản sau khi kết thúc đấu giá sẽ là giá của tài sản kê biên. Cơ quan thi hành án sẽ sử dụng giá sau khi đấu giá để làm cơ sở tiếp tiến hành thi hành án.