Tài sản kê biên phải được bảo quản một cách chặt chẽ, nếu vi phạm về nghĩa vụ bảo quản thì cá nhân phải chịu trách nhiệm với cơ quan có thẩm quyền. Khi phát hiện, người có thẩm quyền phải lập biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên là gì?
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế áp dụng với tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp người này không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ với người được thi hành án, cụ thể: Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trên cơ sở khái niệm kê biên tài sản, nếu như kê biên tài sản là biện pháp, thì tài sản kê biên là vật, quyền sở hữu trí tuệ, là tài sản có được trên cơ sở áp dụng biện pháp kê biên.
Bảo quản tài sản kê biên là việc thực hiện các hoạt động cần thiết để tránh tình trạng làm tài sản bị mất mạt, hư hỏng hoặc tự ý sử dụng tài sản.
Biên bản vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên là văn bản được lập đề ghi nhận sự kiện, nội dung vi phạm về nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên với một cá nhân cụ thể.
Biên bản vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên dùng để ghi chép lại các nội dung trong quá trình phát hiện và xử lý vi phạm, là căn cứ để quyết định biện pháp xử lý đối với người vi phạm, là cơ sở để quản lý, nắm bắt tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên của các cá nhân.
2. Mẫu biên bản vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên theo mẫu 69/PTHA:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Về việc vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên
Căn cứ Biên bản giao bảo quản tài sản ngày ……. tháng…… năm……. của ……… đối với ………
Vào hồi …….. giờ …. ngày ….. tháng ….. năm …… tại: ……..
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ………, Chấp hành viên Phòng Thi hành án……
Ông (bà): ……, chức vụ: …….
Ông (bà): …………, chức vụ: …………..
Với sự có mặt của ông (bà): …………..
Lập biên bản về việc ông (bà) ………… đã vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên.
Cụ thể: (ghi rõ vi phạm và biện pháp xử lý của cơ quan thi hành án) ………
Biên bản lập xong hồi ………. giờ ……… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên:
Biên bản vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản kê biên khá đơn giản, người lập biên bản chỉ cần ghi các thông tin cơ bản như thành phần tham gia (chấp hành viên và người vi phạm); thời gian, địa điểm lập biên bản; căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo quản tài sản; ghi rõ vi phạm và biện pháp xử lý của cơ quan thi hành án; thời gian lập xong biên bản; người lập biên bản, chấp hành viên, người vi phạm ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về tài sản kê biên và bảo quản tài sản kê biên:
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế quan trọng, do đó, việc kê biên phải được thực hiện theo một trình tư và thủ tục nhất định, cụ thể, tại Điều 88 Luật thi hành án dân sự quy định:
Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Để đảm bảo được rằng, tài sản kê biên đủ khả năng để thi hành án thì người được thi hành án và người phải thi hành án phải thỏa thuận với nhau về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá, định giá tài sản được quy định tại Điều 98, cụ thể:
Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
– Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
– Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
– Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
– Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
– Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Luật thi hành án dân sự hiện hành và các văn bản hướng dẫn không có một quy định cụ thể nào về bảo quản tài sản kê biên, mà được quy định tại Điều 58 với nội dung “bảo quản tài sản thi hành án’, theo đó việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
– Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;
– Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
– Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Như vậy nghĩa vụ bảo quản được trao cho rất nhiều đối tượng, điều này được đánh giá dựa trên tài sản giá trị thế nào hoặc điều kiện bảo quản để quyết định chủ thể nào bảo quản.
– Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.
Về thủ tục: Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.
Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm bảo quản của các chủ thể đối với tài sản kê biên là hoàn toàn có căn cứ, việc vi phạm nghĩa vụ có thể dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của tài sản kê biên đối với hoạt động thi hành án.