Bề mặt bê tông phải đảm bảo được độ chắc chắn và tính an toàn trước khi đi vào hoạt động bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng và tài sản của con người. Mẫu biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông là một mẫu biên bản quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông là gì?
Biên bản nghiệm thu rất phổ biến, xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống và mang lại những ý nghĩa, vai trò to lớn. Biên bản nghiệm thu xuất hiện trong quá trình nghiệm thu, là dạng giấy tờ được viết dưới dạng văn bản hoặc bảng biểu để ghi chép lại quá trình nghiệm thu, ghi lại quá trình hoàn thành công việc.
Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra chất lượng công trình hay các hạng mục sau khi xây dựng trước khi nó được đưa vào sử dụng. Biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông được lập ra thông qua việc các cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng đã được thi công từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận bề mặt bê tông có đạt chuẩn hay không.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
……. , ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN NGHIỆM THU BỀ MẶT BÊ TÔNG
Số:………
Công trình/Hạng mục công trình:……
Địa điểm xây dựng:……
1. Đối tượng nghiệm thu:…..
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
– Ông/Bà:…….Chức vụ:…
Đại diện Nhà thầu thi công:…..…
– Ông/Bà:…….Chức vụ:…..
3. Thời gian nghiệm thu
Bắt đầu:……giờ……ngày…..tháng……năm…
Kết thúc: ……giờ…..ngày…..tháng..….năm…
Tại công trình:……
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện
Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản có liên quan
Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:
– Về kỹ thuật: Độ bền, độ chịu nén…..
– Khối lượng đã thực hiện
– Kết luận
5. Hồ sơ nghiệm thu
– Chứng chỉ xuất xưởng của các thiết bị……..
– Văn bản xác định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật liệu
– Bản vẽ, thiết kế
– Nhật ký thi công công trình
– Kết quả thí nghiệm chất lượng
– Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào
6. Kết luận
– Chấp nhận/Không chấp nhận nghiệm thu:……
– Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần phải sửa:
– Thời gian sửa:……
Đại diện Ban quản lý dự án
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện nhà thầu thi công
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản nghiệm thu đường giao thông.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin về công trình, hạng mục công trình.
+ Thông tin đối tượng nghiệm thu.
+ Thông tin thành phần tham gia nghiệm thu.
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc nghiệm thu.
+ Đánh giá của cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình nghiệm thu.
+ Hồ sơ nghiệm thu.
+ Kết luận của cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình nghiệm thu.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký tên và đóng dấu đại diện chủ đầu tư.
+ Ký tên và đóng dấu của đại diện nhà thầu.
4. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép:
– Điểm mấu chốt và quan trọng không kém phần thi công trong các công trình hay hạng mục xây dựng đó chính là kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép. Việc kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép nhằm đảm bảo trong quá trình thi công không xảy ra các sự cố ngoài ý muốn dẫn đến những thiệt hại về người và tài sản hay công trình, bê tông cốt thép có được thi công theo đúng các quy định và bản vẽ kỹ thuật hay không. Nghiệm thu là bước cuối cùng để đánh giá chất lượng công trình nên nó đóng vai trò then chốt trước khi cho phép công trình đi vào hoạt động thực tế.
– Kiểm tra chất lượng bê tông và bê tông cốt thép trên công trường có rất nhiều công đoạn, công việc, bao gồm:
+ Chất lượng các vật liệu thành phần hỗn hợp có trong bê tông, chất lượng cốt thép, chất lượng cốp pha và các điều kiện bảo quản các vật liệu đó.
+ Chất lượng vận hành của các thiết bị cân đong, nhào trộn, các dụng cụ thi công, phương tiện vận chuyển hỗn hợp bê tông và toàn bộ khu vực sản xuất bê tông nói chung.
+ Mức độ chuẩn bị khối đổ và các bộ phận công trình (chuẩn bị nền, móng, dựng đặt cốp pha, đặt buộc cốt thép, giàn giáo chống đỡ, cầu công tác và các bộ phận đặt sẵn trong bê tông).
+ Chất lượng của hỗn hợp bê tông trong các giai đoạn: sản xuất, vận chuyển và đổ vào khoảnh đổ.
+ Cách bảo dưỡng bê tông, thời hạn tháo cốp pha, thời hạn cho kết cấu chịu lực từng phần và toàn bộ.
+ Chất lượng hình dáng các kết cấu đã hoàn thành và các biện pháp đã xử lý các hiện tượng sai sót.
5. Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:
Khi nghiệm thu công trình xây dựng, sẽ trải 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng.
+ Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
+ Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn khác.
+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị.
+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng.
+ Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp.
– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
+ Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…
+ Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …
+ Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng:
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;
+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.
– Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.