Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên là gì? Thời điểm chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên? Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo? Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo?
Mục lục
Từ trước đến nay, nghề giáo vẫn luôn được coi là một nghề trân quý và được nhiều sự tôn trọng trong xã hội. Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi với các giáo viên để họ có tinh thần để gắn bó lâu hơn với công việc của mình, phụ cấp thâm niên chính là một trong những chính là một trong những chính sách như vậy. Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là một trong những chế độ phụ cấp để tính hưởng quyền lợi của giáo viên. Tuy nhiên không phải nhà giáo hay ai cũng nắm rõ loại phụ cấp này là gì, được tính như thế nào, và quy định phụ cấp thâm niên được pháp luật quy định khác.
Luật sư
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về phụ cấp thâm niên và quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
1. Phụ cấp thâm niên là gì?
Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong
Sở dĩ phụ cấp thâm niên được quy định, là một trong những hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động đối với người lao động để họ có thể gắn bó và làm nghề lâu dài, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn.
Người lao động càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà trong bất cứ nghề nghiệp nào, kể cả làm việc trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, công ty bên ngoài, kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng, người lao động có kinh nghiệm có thể nắm bắt công việc dễ dàng hơn, làm việc với hiệu suất cao hơn…
Như vậy, phụ cấp thâm niên chính là một chế độ khuyến khích được ghi nhận trong hợp đồng làm việc mà người sử dụng đưa ra cho người lao động để người lao động có thể làm việc tích cực, hiệu quả và gắn bó với nghề hơn.
Thứ hai, quy định về phụ cấp thâm niên của nhà giáo.
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT- BGDĐT- BNV- BTC- BLĐTBXH sửa đổi một số điều của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, trong đó quy định về đối tượng, điều kiện và mức hưởng trợ cấp thâm niên cụ thể như sau:
Xem thêm: Thâm niên là gì? Khi nào người lao động được trả phụ cấp thâm niên?
– Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
Đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên là các giáo viên đang công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
– Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo
Trợ cấp thâm niên của nhà giáo bắt đầu tính từ khi giáo viên bắt đầu công tác từ năm thứ 05 trở lên. Trong đó thơi gian của 05 năm này được quy định cụ thể như sau:
+ Khoảng thời gian được tính hưởng trợ cấp thâm niên:
Khoảng thời gian được tính hưởng trợ cấp thâm niên là khoảng thời gian làm công tác giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, cụ thể như sau:
- Thời gian giáo viên làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục.
- Trường hợp giáo viên đã công tác ở các ngành nghề khác như là: công an, quân đội, cơ yếu, kiểm sát, tòa án, hải quan, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm tra Đảng… và được hưởng trợ cấp thâm niên, thì thời gian hưởng trợ cấp thâm niên này sẽ được cộng dồn với thời gian làm công tác giảng dạy giáo dục để tính thời gian hưởng phụ cấp.
Như vậy nếu trước đây, giáo viên đã từng công tác ở các ngành nghề khác và đã được tính hưởng trợ cấp thâm niên thì khi chuyển sang làm công tác dạy học, giáo dục thì quãng thời gian công tác trước đó vẫn sẽ được gộp lại để tính trợ cấp thâm niên. Ví dụ: Anh H trước đây có thời gian công tác là làm trong quân đội 6 năm, sau đó anh H chuyển qua làm công tác làm giảng viên giảng dạy tại học viện quân đội thì thời gian trước đó đã được tính phụ cấp thâm niên trong quân đội của anh H vẫn sẽ được cộng dồn vào để tính phụ cấp thâm niên khi anh H chuyển qua làm giảng viên.
Ngoài ra pháp luật cũng quy định về những khoảng thời gian sau thì sẽ không được coi là thời gian tính hưởng trợ cấp thâm niên của nhà giáo, cụ thể như sau:
Xem thêm: Điều kiện hưởng, cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung mới và chuẩn nhất
+ Khoảng thời gian không được tính hưởng trợ cấp thâm niên của giáo viên:
- Thời gian giáo viên đang làm công tác thử việc, tập sự hoặc trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu (tức là phụ cấp thâm niên chỉ tính khi giáo viên là viên chức đã vào biên chế.
- Thời gian nghỉ việc riêng không lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau hoặc thai sản vượt quá thời hạn được quy định trong
luật Bảo hiểm xã hội . - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ,
tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Trong những khoảng thời gian này sẽ không được tính vào thời gian tình trợ cấp thâm niên của giáo viên: Ví dụ anh A là giáo viên tiểu học công tác đến nay là 05 năm (60 tháng) và bắt đầu đủ điều kiện để tính hưởng phụ cấp thâm niên, tuy nhiên trên thực tế, anh A lại có 2 tháng xin nghỉ việc riêng không hưởng lương, như vậy thời gian tính để hưởng trở cấp thâm niên của anh A mới được 48 tháng, anh A phải làm việc thêm 02 tháng thì mới bắt đầu được hưởng trợ cấp thâm niên.
– Mức hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên.
Hiện nay, mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định như sau:
Giáo viên có đủ 05 năm (60 tháng) làm công tác giảng dạy, giáo dục được tính bằng 5% của mức lương hiện tại đang hưởng, thêm mỗi năm công tác được hưởng thêm 01% lương, cộng thêm với các loại phụ cấp khác như là phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Như vậy, mức tiền hưởng phụ cấp thâm niên sẽ được tính theo công thức:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hẹ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt (khung nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định thừng thời kỳ x Mức phụ cấp thâm niên được hưởng.
Phụ cấp thâm niên sẽ được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
Xem thêm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Sự gắn bó dài lâu với nghề của nhà giáo là một điều vô cùng đáng quý. Các giáo viên có thâm niên công tác cao hơn sẽ có kinh nghiệm giảng dạy nhiều hơn, kinh nghiệm này có thể cả về kiến thức giảng dạy, và cả về việc nắm bắt được tâm lý, cách hành xử của các học sinh, sinh viên, học viên của mình, dựa trên những kinh nghiệm đó mà có thể thực hiện công tác giảng dạy, uốn nắn học sinh của mình một cách đúng đắn hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy trợ cấp thâm niên được Nhà nước đưa ra để khuyến khích các giáo viên gắn bó hơn với công việc của mình, thực hiện tốt hơn công tác “trồng người”, bồi dưỡng thế hệ nhân tài cho đất nước.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề: “Phụ cấp thâm niên là gì? Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo?”. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực này như sau:
2. Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Bà A tốt nghiệp sư phạm mầm non, được tuyển dụng làm công tác giảng dạy theo chỉ tiêu hợp đồng trong biên chế, đóng BHXH bắt buộc từ tháng 1/1999. Quy định mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo của bà bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, thời gian ính hưởng phụ cấp thâm niên.
Tại Điều 2 Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP như sau:
Xem thêm: Chuyển công tác sang xã khác nhưng vẫn giữ chức vụ cũ thì có tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên không?
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được xác định bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập)
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có)
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Thứ hai, thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
Xem thêm: Chế độ phụ cấp thâm niên của nhà giáo
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP thì thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:
– Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Như vậy, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo của bà A được xác định bằng tổng thời gian công tác dạy học có đóng BHXH bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập từ ngày 1/1/1999 đến năm 2014 là 15 năm (tức 15% ).
3. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi tôi đi dạy hợp đồng từ tháng 10/2009, đến tháng 10/2010 được đóng bảo hiểm nhưng chưa được vào biên chế. Tháng 2/2012 tôi được vào biên chế chính thức không phải thử việc. Vậy đến nay tôi đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên chưa? ?
Xem thêm: Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH:
1. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật)
2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.
Thứ hai, điều kiện về thời gian tính phụ cấp thâm niên, theo Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ- CP quy định:
Xem thêm: Phụ cấp thâm niên có phải tính lệ phí công đoàn
Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
Xem thêm: Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Cụ thể, Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có);
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
– Thời gian quy định để tính phụ cấp không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
Vậy theo thông tin bạn cung cấp chiếu theo các quy định của pháp luật thì khoảng thời gian đi dạy hợp đồng từ 10/2009 đến 2/2012 nếu là thời gian hợp đồng giảng dạy lần đầu sẽ không được tính vào để xét phụ cấp thâm niên. Kể từ khi vào biên chế 2/2012 cho đến thời điểm này là năm 2016 bạn vẫn chưa đủ khoảng thời gian giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) nên không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thâm niên.
4. Thời điểm chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được tuyển dụng vào ngành ngày 17/12/2007. Tôi bên giáo dục vậy có năm tính thâm niên. Nay tôi hỏi là với ngày của tôi vào ngành thì cứ 17/12 tôi sẽ được tính năm thâm niên. Nay việc trả lương và tính thâm niên của tôi tính vào tháng 01 liệu có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 1 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ nhà giáo như sau:
“Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo
Theo như bạn trình bày, bạn được tuyển dụng vào ngành giáo dục từ ngày 17/12/2007, thì sẽ thuộc đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên theo quy định Nghị định 54/2011/NĐ-CP.
Việc chi trả chế độ phụ cấp thâm niên được áp dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH như sau:
“3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.”
Theo quy định trên, thì thời điểm tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người đã làm đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có ); từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm đủ 12 tháng thì được tính 1%.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn tuyển dụng vào ngành giáo dục từ ngày 17/12/2017, đến ngày 17/12 của 5 năm năm sau, bạn sẽ được tính phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có ); từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm đủ 12 tháng thì được tính 1%. Tháng được hưởng ở đây sẽ được tính từ tháng sau tháng đủ điều kiện. Do đó, việc trả lương và tính thâm niên cho bạn vào tháng 1 hằng năm là đúng quy định pháp luật.
5. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi trực tiếp giảng dạy từ tháng 9/1984 đến tháng 9/2006, tháng 10/2006 được chuyển làm công tác phổ cập giáo dục đến nay. Tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo trong những năm giảng dạy hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn có thời gian giảng dạy trực tiếp từ tháng 9/1984 đến tháng 9/2006 tức là 22 năm. Đến tháng 10/2006 bạn được chuyển sang làm công tác phổ cấp giáo dục cho đến nay.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
“1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.”
Điều 1 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH quy định như sau:
“1.Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2.Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Đối tượng trên đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng thứ nhất này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng thứ hai này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo”
Như vậy, nếu bạn có 22 năm tham gia giảng dạy và sau đó bạn chuyển sang công việc phổ cập giáo dục nếu bạn được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như trên thì bạn sẽ được hưởng thâm niên nhà giáo.
6. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi vào bộ đội tháng 11/1977 đến 11/1987 tôi chuyển ngành về giảng dạy tại Trung học phổ thông Đồ Sơn cho đến nay. Tôi có được tính phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1977 không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP, thời tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có);
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
– Thời gian quy định để tính phụ cấp không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
Luật sư tư vấn thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, bạn đi bộ đội từ năm 1977 đến năm 1987. Nếu trước khi đi bộ đội bạn không được tính hưởng phụ cấp thâm niên thì thời gian này không được tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Nếu trước khi đi bộ đội bạn được hưởng phụ cấp thâm niên thì thời gian này sẽ được tính để hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.