Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là gì? Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán? Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán? Quy định về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra?
Thanh tra, kiểm soát (thanh tra) là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là gì?
- 2 2. Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán:
- 4 4. Quy định về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
1. Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là gì?
Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là mẫu biên bản nêu rõ nội dung kiểm tra, xác minh công việc của đoàn thanh tra
Mẫu biên bản ghi chép việc kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán
2. Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán mới nhất:
Tên biên bàn: Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản ghi chép việc kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán như sau:
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
….. (1)
——-
Xem thêm: Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Kiểm tra, xác minh …….. (2)
Căn cứ.. …. (3)
Hôm nay, hồi ……. giờ …. ngày ….. tháng …….. năm ….., tại …… (4)
Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh về …… (2)
Xem thêm: Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
1. Thành phần gồm có:
2. Đại diện Đoàn thanh tra:
– Ông (bà) ……chức vụ …
– Ông (bà) …… chức vụ …
3. Đại diện …… (5):
– Ông (bà) ……… chức vụ ……
– Ông (bà) ………chức vụ ……
4. Nội dung:…… (6)
Xem thêm: Quy định xác minh diện tích bình quân để được nhập hộ khẩu
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HOẶC CÁ NHÂN ĐƯỢC KIỂM TRA, XÁC MINH
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chánh Thanh tra/Trưởng Đoàn thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP BIÊN BẢN KIỂM TRA, XÁC MINH
1. Mục đích sử dụng
Dùng để ghi chép nội dung, kết quả kiểm tra, xác minh đối với đối tượng thanh tra và đối tượng liên quan (nếu có).
Xem thêm: Có phải xác minh lý lịch thân nhân của Đảng viên?
2. Phương pháp ghi chép
(1) Ghi Thanh tra KTNN hoặc tên Đoàn thanh tra tùy theo từng trường hợp cụ thể;
(2) Sự việc được kiểm tra, xác minh;
(3) Ghi căn cứ tiến hành kiểm tra, xác minh;
(4) Địa điểm, sự việc được tiến hành kiểm tra, xác minh;
(5) Tên cơ quan hoặc cá nhân có sự việc được kiểm tra, xác minh;
(6) Nội dung và kết quả kiểm tra, xác minh, ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được tiến hành kiểm tra xác minh.
(7) Chánh Thanh tra (nếu là Chánh Thanh tra ký), Trưởng Đoàn thanh tra (nếu là Trưởng Đoàn thanh tra ký).
Xem thêm: Mẫu CT10: Phiếu xác minh tình trạng cư trú chi tiết nhất
3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán
– Thời gian lập biên bản
– Vấn đề xã minh
– Đại diện đoàn Thanh tra: tên, chức vụ
– Nội dung vấn đề cần xác minh:
– Đại diện cơ quan ký xác nhận
4. Quy định về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
Kế hoạch tiến hành thanh tra
– Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích, yêu cầu thanh tra; nội dung thanh tra; phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra; việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú có cần xác minh ở nơi đăng ký thường trú không?
– Xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
+ Đối với các cuộc thanh tra do Tổng KTNN ký quyết định thanh tra: kế hoạch tiến hành thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra xây dựng, Chánh Thanh tra KTNN (hoặc thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì Đoàn thanh tra) tổ chức thẩm định, trình Tổng KTNN phê duyệt.
+ Đối với các cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra KTNN thừa lệnh ký quyết định thanh tra: Kế hoạch tiến hành thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra xây dựng, Chánh Thanh tra KTNN phê duyệt.
Kế hoạch thanh tra chi tiết
– Kế hoạch thanh tra chi tiết được xây dựng khi Đoàn thanh tra có nhiều Tổ thanh tra hoặc khi thanh tra hoạt động kiểm toán (nếu cần thiết).
– Kế hoạch thanh tra chi tiết của Đoàn thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra lập, Người ký quyết định thanh tra phê duyệt; kế hoạch thanh tra chi tiết của Tổ thanh tra do Tổ trưởng lập, Trưởng đoàn thanh tra phê duyệt.
– Kế hoạch thanh tra chi tiết ngoài việc chi tiết hóa các nội dung như kế hoạch tiến hành thanh tra, phải nêu cụ thể về: địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành làm việc, thu thập tài liệu đối với đối tượng liên quan (nếu có).
Công bố quyết định thanh tra
Xem thêm: Mẫu biên bản xác minh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
– Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
– Thành phần tham dự cuộc họp công bố quyết định thanh tra gồm: đại diện cơ quan thanh tra (nếu có), Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự.
– Nội dung chính của cuộc họp công bố quyết định thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra chủ trì cuộc họp đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. Thủ trưởng đơn vị là đối tượng thanh tra báo cáo trực tiếp về những nội dung thanh tra theo đề cương đã yêu cầu.
– Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thanh tra.
Việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra được quy định tại Điều 24 Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành như sau:
– Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung thanh tra; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần phải tiến hành làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
Trường hợp cần thiết để kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có liên quan đến làm việc. Giấy mời được thực hiện theo Mẫu số 09-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra có công văn yêu cầu yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Công văn yêu cầu báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 10-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Xem thêm: Quy định về thời hạn, chi phí xác minh điều kiện thi hành án
– Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, xác minh hoặc lập thành biên bản kiểm tra, xác minh.
Biên bản kiểm tra, xác minh thực hiện theo Mẫu số 11-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
– Kết quả làm việc liên quan đến nội dung thanh tra phải được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được làm việc hoặc lập thành biên bản làm việc.
Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 12-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2014/TT-TTCP.
Giải trình, đối thoại, chất vấn, thẩm tra, xác minh, giám định
– Trưởng đoàn, Tổ trưởng, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin tài liệu đã thu thập được; nếu thấy cần thiết thì yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, tổ chức chất vấn, tiến hành kiểm tra, xác minh, đối chiếu số liệu… của các thông tin, tài liệu đó để làm cơ sở kết luận các nội dung thanh tra.
– Các trường hợp cụ thể
Xem thêm: Có cần thiết phải có đơn đề nghị xác minh điều kiện thi hành án?
+ Yêu cầu giải trình: Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình bằng văn bản.
+ Đối thoại, chất vấn: trường hợp giải trình của đối tượng chưa rõ, Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra để làm rõ thêm đúng, sai về nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; việc đối thoại, chất vấn được lập thành biên bản, trường hợp cần thiết thì ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại, chất vấn.
+ Thẩm tra, xác minh: trường hợp các chứng cứ và giải trình của đối tượng thanh tra chưa rõ hoặc có nghi vấn, Trưởng đoàn thanh tra tiến hành thẩm tra, xác minh; kết quả thẩm tra, xác minh được lập thành biên bản kèm theo đầy đủ chứng cứ và tài liệu chứng minh. Nếu phải làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (không là đối tượng thanh tra) để xác minh làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải xin ý kiến của Người ký quyết định thanh tra và chỉ thực hiện khi có văn bản đồng ý; trường hợp người ký quyết định thanh tra là Chánh Thanh tra sau khi phê duyệt phải báo cáo Tổng KTNN. Nội dung các buổi làm việc phải được lập thành biên bản; trường hợp không đến làm việc trực tiếp thì có thể yêu cầu trả lời bằng văn bản.
– Trưng cầu giám định: Khi xét thấy cần có đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận, Trưởng đoàn thanh tra đề nghị Người ký quyết định thanh tra xem xét quyết định trưng cầu giám định; trường hợp Chánh Thanh tra ký quyết định thanh tra thì Chánh Thanh tra trình Tổng KTNN quyết định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản và tuân theo quy định của pháp luật về giám định.
Trên đây là bài viết tham khảo về biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tra kiểm toán và quy định
Xem thêm: Thời hạn xác minh khi có điều chỉnh thay đổi trong hộ khẩu