Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là gì? Mẫu biên bản kiểm kê tài sản có định của ngân hàng nhà nước để làm gì? Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định của pháp luật về kiểm kê tài sản?
Biên bản kiểm kê tài sản là văn bản quan trọng ghi chép và thể hiện lại kết quả kiểm kê tài sản của doanh nghiệp để xác nhận số lượng, tài sản cố định hay nguồn vốn hiện tại có trùng khớp số liệu đã được lưu trữ trước đó nhằm tránh tình trạng thất thoát, gian lận ngân sách của doanh nghiệp. Khi kiểm kê tài sản cố định cần phải lập biên bản kiểm kê tài sản cố định. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của ngân hàng nhà nước là gì?
Biên bản kiểm kê tài sản cố định là văn bản làm căn cứ xác nhận được số lượng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. Từ đó, so sánh với số lượng tài sản cố định được ghi trong số sách kế toán trước đó nhằm thấy được độ chênh lệch giữa tài sản cố định thực tế và sổ sách.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản có định của ngân hàng nhà nước để làm gì?
Bản kiểm kê tài sản cố định được dùng để xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu của đơn vị so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định, làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán số chênh lệch.
3. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định
Đơn vị: …………..
Bộ phận: ………..
Mẫu số 05 – TSCĐ
(Ban hành theo
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Thời điểm kiểm kê ………giờ…….ngày……tháng…..năm…..(1)
Ban kiểm kê gồm:
– Ông/Bà ……………Chức vụ …………. Đại diện …………….Trưởng ban (2)
– Ông/Bà ………….. Chức vụ …………. Đại diện ……………. Ủy viên(3)
– Ông/Bà ………….. Chức vụ …………. Đại diện ……………. Ủy viên(4)
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau: (5)
STT | Tên TSCĐ | Mã số | Nơi sử dụng | Theo sổ kế toán | Theo kiểm kê | Chênh lệch | Ghi chú | ||||||
Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | |||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Cộng | x | x | x | x | x | x |
Ngày….tháng….năm…..
Giám đốc
(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trưởng Ban kiểm kê
(Ký, họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(2): Điền tên của trưởng ban kiểm kê
(3) (4): Điền tên cả ủy viên
(5): Điền kết quả kiểm kê
5. Quy định của pháp luật về kiểm kê tài sản
– Cơ sở pháp lý:
5.1. Kiểm kê tài sản
Theo Điều 40 Luật kế toán 2015 quy định như sau:
– Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
– Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
+ Cuối kỳ kế toán năm;
+ Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
+ Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
+ Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
+ Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập
– Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Do đó, các trường hợp mà doanh nghiệp kê biên tài sản đó là:
– Cuối kỳ kế toán năm, trước khi kế toán lập báo cáo tài chính.
– Thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp.
– Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.
– Xảy ra lũ lụt, hỏa hoạn và các thiệt hại bất thường khác.
– Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Phân loại kiểm kê tài sản:
– Kiểm kê theo phạm vi và đối tượng tài sản: bao gồm kiểm kê toàn bộ và kiểm kê từng phần tài sản.
+ Kiểm kê toàn bộ: Tiến hành kiểm tra, đối chiếu với mọi tài sản hiện có, đang vận hành trong doanh nghiệp (kiểm kê tài sản, tiền, hàng hóa, vật tư, vật liệu,…), loại kiểm kê này mỗi năm phải làm ít nhất 1 lần.
+ Kiểm kê từng phần: Tiến hành kiểm kê trong phạm vi từng loại tài sản nhất định, phục vụ cho nhu cầu quản lý riêng của các phòng ban, đơn vị.
– Kiểm kê theo thời gian tiến hành kiểm kê: theo phân loại này thì được chia thành 2 loại là kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường.
+ Thứ nhất, kiểm kê định kỳ: Kiểm kê theo các mốc thời gian cụ thể theo kỳ hạn đã quy định trước.
+ Thứ hai, kiểm kê bất thường: Kiểm kê không theo quy định thời gian cho trước, tiến hành khi có phát sinh, tổn thất, hư hao bất thường hay phục vụ một số mục đích nhất định như mua bán, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp hoặc có các sự thay đổi về nhân sự quản lý tài sản,…
5.2. Quá trình kiểm kê tài sản cố định
Quá trình kiểm kê tài sản bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Lãnh đạo (Giám đốc) doanh nghiệp công bố Quyết định kiểm kê tài sản cố định
– Bước 2: Tổ chức thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản cố định tại doanh nghiệp, một hội đồng kiểm kê tài sản cố định thông thường bao gồm những cá nhân sau:
+ Giám đốc (hoặc thủ trưởng đơn vị) làm Chủ tịch Hội đồng kiểm kê,
+ Cán bộ quản lý các phòng ban đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản cố định
+ Cán bộ quản lý phòng quản lý tài sản của doanh nghiệp,
+ Kế toán trưởng; kế toán tài sản cố định
+ Các thành viên khác tham gia kiểm kê.
– Bước 3: Cuối năm tài chính hoặc khi có nhu cầu, hội đồng kiểm kê tài sản cố định hực hiện kiểm kê tài sản cố định
– Bước 4: Tập hợp số liệu, xử lý số liệu và lập biên bản kiểm kê
Căn cứ vào số liệu kiểm kê tài sản cố định thực tế có tại doanh nghiệp, Hội đồng kiểm kê tài sản cố định tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu tài sản cố định đã kiểm kê, sau đó đối chiếu với số liệu ở bộ phân quản lý tài sản cố định, bộ phận sử dụng tài sản và kế toán rồi lập biên bản kiểm kê tài sản cố định phù hợp, nhưng đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu sau:
+ Phản ánh số chênh lệch về số lượng, giá trị tài sản cố định giữa sổ sách với thực tế,
+ Tổng hợp các tài sản cố định cần được sửa chữa, bảo dưỡng hoặc điều chuyển nội bộ…
+ Tổng hợp các tài sản cố định cần thanh lý: do hư hỏng ,do chi phí sửa chữa lớn, tốn nhiều nhiên liệu, năng lượng, hoạt động kém hiệu quả hoặc không dùng đến nữa….
– Bước 5: Hội đồng kiểm kê tài sản cố định đưa ra các nhận xét, đánh giá
+ Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp,
+ Với những tài sản cố định có phát sinh chênh lệch giữa kiểm kê thực tế với sổ sách: cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục,
+ Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, điều chuyển tài sản cố định những tài sản cố định cần sửa chữa tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể do các phòng ban trực tiếp sử dụng tài sản cố định báo cáo.
+ Thống kê, phân loại tài sản cố định để đề nghị thanh lý dựa vào nguyên nhân cụ thể do phòng ban trực tiếp sử dụng tài sản báo cáo.
– Bước 6: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị:
+ Tham mưu về chế độ quản lý tài sản cố định nội bộ,
+ Kiến nghị chế độ luân chuyển, lưu giữ hồ sơ về tài sản giữa các bộ phận,
+ Đưa ra chế độ bảo trì, bảo hành, sửa chữa tài sản,
+ Thực hiện kiến nghị của biên bản kiểm kê ở kỳ trước,
+ Đưa ra biện pháp xử lý chênh lệch số liệu,
+ Giao trách nhiệm thực hiện, khắc phục,
+ Các kiến nghị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
– Bước 7: Báo cáo kết quả
+ Báo cáo với chủ sở hữu tài sản cố định về kết quả kiểm kê
+ Gửi báo cáo kết quả chỉ đạo, điều hành của chủ sở hữu tài sản cố định cho các bộ phận liên quan.