Trước khi tiến hành hoạt động xây dựng công trình, thường tiến hành hoạt động khảo sát hiện trạng công trình. Khi đó, các bên phải sử dụng biên bản khảo sát hiện trạng công trình. Vậy biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì, được sử dụng làm gì và được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì và dùng để làm gì?
Biên bản khảo sát hiện trạng công trình là văn bản được lập ra khi tiến hành hoạt động khảo sát hiện trạng công trình.
Biên bản khảo sát hiện trạng công trình được dùng để ghi nhận lại hoạt động khảo sát hiện trạng công trình, trong biên bản thể hiện các thông tin như bên muốn khảo sát, bên tiến hành khảo sát,…
2. Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình và hướng dẫn viết biên bản:
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ………..
CÔNG TY ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
BIÊN BẢN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH
(Trước khi phá dỡ công trình)
Chúng tôi:
1. Đại diện nhà cần khảo sát (bên A).
Ông (bà):… (ghi tên theo Chứng minh nhân dân)
Chức vụ:…..(ghi chức vụ của bên đại diện)
Số CMND:…. (ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, cung cấp cả thông tin về ngày cấp, nơi cấp)
Số điện thoại:…….(ghi số điện thoại mà cá nhân đang sử dụng)
2. Đại diện nhà cần khảo sát (bên B).
Ông (bà):……(ghi tên theo Chứng minh nhân dân)
Chức vụ:….(ghi chức vụ của bên đại diện)
Số CMND:….(ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, cung cấp cả thông tin về ngày cấp, nơi cấp)
Số điện thoại:…(ghi số điện thoại mà cá nhân đang sử dụng)
3. Đại diện công ty xây dựng …..(bên C).
Ông (bà):….(ghi tên theo Chứng minh nhân dân)
Chức vụ:….(ghi chức vụ của bên đại diện)
Số CMND:….(ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, cung cấp cả thông tin về ngày cấp, nơi cấp)
Hôm nay ngày …….tháng…….năm 20…. ba bên chúng tôi cùng khảo sát nhà của bên A, tại nhà có địa chỉ: ……. (ghi địa chỉ rõ số nhà, tên đường, thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Đặc điểm của nhà: …. (ghi kết cấu ngôi nhà gồm mấy tầng, diện tích, …)
Địa điểm của nhà so với công trình phá dỡ: ……
Hình vẽ mặt bằng ngôi nhà bằng mực:
+ Hiện trạng kết cấu ngôi nhà vào thời điểm khảo sát (trước khi phá dỡ công trình bên cạnh).
…….(miêu tả lại hiện trạng kết cấu ngôi nhà)
+ Hiện trạng đồ dùng ngôi nhà vào thời điểm khảo sát (trước khi phá dỡ công trình bên cạnh).
……..(miêu tả đồ dùng của ngôi nhà tại thời điểm khảo sát)
Đại diện bên A
Đại diện bên B
Đại diện bên C
3. Quy định pháp luật về khảo sát hiện trạng công trình:
Khảo sát xây dựng, khảo sát hiện trạng công trình
Tại
“Điều 73. Loại hình khảo sát xây dựng
1. Khảo sát địa hình.
2. Khảo sát địa chất công trình.
3. Khảo sát địa chất thủy văn.
4. Khảo sát hiện trạng công trình.
5. Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.”
Như vậy, khảo sát hiện trạng công trình là một trong các loại hình của khảo sát xây dựng. Như vậy, khảo sát loại hình công trình cũng phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát. (Điều 74 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020)
Nghị định số 45/2016/NĐ- CP quy định những nội dung sau:
Về nhiệm vụ khảo sát xây dựng
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm: Mục đích khảo sát xây dựng; Phạm vi khảo sát xây dựng; Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng; Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng. (Điều 12 Nghị định số 46/2015/NĐ- CP)
Về phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.
Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng gồm: Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng; Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng; Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng; Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng; Tiến độ thực hiện; Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt. (Điều 13)
Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng
Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của
Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung: Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng. (Điều 14)
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm các nội dung sau:
– Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
– Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
– Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
– Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
– Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
– Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
– Kết luận và kiến nghị.
– Các phụ lục kèm theo. (Điều 15)
Hoạt động nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
– Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.
Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại; Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu.
– Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình.
– Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.