Việc cưỡng chế thi hành án được lập thành biên bản cưỡng chế thi hành án. Vậy mẫu biên bản cưỡng chế thi hành án có nội dung và hình thức ra sao, có những lưu ý gì khi cưỡng chế thi hành án?
Mục lục bài viết
1. Biên bản cưỡng chế thi hành án là gì, mục đích của biên bản?
Theo Điều 46
Theo đó người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án nhưng đã hết thời hạn thi hành án vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Việc tổ chức cưỡng chế thi hành án không được tổ chức trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: Bản án, quyết định; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án. Trong đó các biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Biên bản cưỡng chế thi hành án là văn bản được lập ra để ghi chép về việc cưỡng chế thi hành án, với nội dung nêu rõ nội dung cưỡng chế, thông tin biên bản…
Mục đích của biên bản cưỡng chế thi hành án: Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành lập biên bản cưỡng chế thi hành án nhằm mục đích ghi nhận quá trình làm việc trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự.
2. Biên bản cưỡng chế thi hành án:
Mẫu số 66/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
BIÊN BẢN
Về việc cưỡng chế thi hành án
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số (1)…… ngày…. tháng… năm…… của Chấp hành viên Phòng Thi hành án …
Về việc buộc ông (bà)(2) …….. trú tại
phải
Vào hồi….. giờ….. ngày ….. tháng ….. năm …….. tại
Thành phần tham gia cưỡng chế gồm: (3)
Ông (bà): ….., chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): …….., chức vụ:
Ông (bà): ……., chức vụ:
Đại diện: …….., Ủy viên
Với sự tham gia của:
Ông (bà): (4)…….., chức vụ: ……, đại diện Viện kiểm sát quân sự
Ông (bà): …(5)………, là người chứng kiến
Tiến hành cưỡng chế: (6)
(thực hiện biện pháp cưỡng chế nào thì ghi nội dung đó);
Biên bản lập xong hồi ……. giờ …… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN VKSQS ……..
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN ……..
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản
(1) Số Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án;
(2) Tên của người bị cưỡng chế thi hành án;
(3) Thành phần tham gia cưỡng chế (họ tên và chức vụ);
(4) Ghi rõ tên và chức vụ Đại diện việc kiểm sát quân sự;
(5) Ghi rõ họ tên và chức vụ người chứng kiến;
(6) Biện pháp cưỡng chế được áp dụng.
4. Quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự:
4.1. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án:
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án Theo Điều 72 Luật thi hành án dân sự 2014 có các nội dung chính sau đây:
– Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
– Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
– Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
– Phương án tiến hành cưỡng chế;
– Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
– Dự trù chi phí cưỡng chế.
Theo đó cưỡng chế thi hành án phải có kế hoạch trước của cơ quan thi hành án và kế hoạch này phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản như thông tin của người bị cưỡng chế, biện pháp, thời gian, địa điểm cưỡng chế, đặc biệt là kế hoạch về phương án tiến hành cưỡng chế; yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; dự trù chi phí cưỡng chế.
Sau khi có kế hoạch cưỡng chế thì kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân,
Thời hạn đối với việc thực hiện kế hoạch cưỡng chế như sau: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế.
Đối với việc bảo vệ cưỡng chế: Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.
4.2. Chi phí cưỡng chế thi hành án:
Chi phí cưỡng chế thi hành án theo Điều 72 Luật thi hành án dân sự 2014, theo đó người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
– Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp người được thi hành án đã chịu phí hoặc phí đã được Ngân sách nhà nước chi trả;
– Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
– Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Những khoản phí mà người phải thi hành án phải chịu này là những khoản phí nhằm đáp ứng cho việc thi hành án và các khoản phí phát sinh do cưỡng chế thi hành án. Việc quy định những khoản phí này do người phải thi hành án chi trả là hợp lý do những chi phí này phát sinh từ nghĩa vụ trước đó của người phải thi hành án cũng như các nghĩa vụ từ việc không chấp hành việc thi hành án.
Theo Khoản 2 Điều 72 Luật thi hành án dân sự 2014 Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
– Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
– Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Cũng như người phải thi hành án thì người được thi hành án cũng phải chịu một số phí cưỡng chế thi hành án nếu như người được thi hành án yêu cầu định giá lại trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá hoặc một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ. Các chi phí này là chi phí liên quan đến người được thi hành án do đó việc người được thi hành án phải chịu chi phí này.
Theo Khoản 3 Điều 72 Luật thi hành án dân sự 2014 Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
– Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
– Chi phí xác minh điều kiện thi hành án;
– Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;
– Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp phát sinh chi phí do các sai sót trong định giá tài sản, xác minh điều kiện thi hành án hoặc chi phí cho các trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật và các chi phí cần thiết khác.
Như vậy qua các phân tích ở trên, nếu người phải thi hành án có đủ các điều kiện để thi hành án nhưng hết thời hạn cho phép vẫn không tiến hành thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Việc cưỡng chế thi hành án sẽ được ghi nhận bằng biên bản cưỡng chế thi hành án và quá trình cưỡng chế thi hành án cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình cưỡng chế thi hành án được quy định theo Luật thi hành án dân sự 2014.