Trước thềm năm học mới, bên cạnh nhiệm vụ học tập luôn phải đặt lên hàng đầu, nhiều học sinh, phụ huynh còn quan tâm đặc biệt đến việc kỷ luật, khen thưởng học sinh. Một trong số đó là quy định về hình thức cảnh cáo học sinh vi phạm kỷ luật.
Mục lục bài viết
1. Biên bản cảnh cáo học sinh là gì?
Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau
Biên bản cảnh cáo học sinh là văn bản do giáo viên chủ nhiệm của học sinh mắc vi phạm lập ra nhằm xử phạt vi phạm học sinh của mình khi học sinh làm sai nội quy, nguyên tắc do nhà trường, lớp đề ra tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nghiêm trọng của vi phạm gây ra. Trong biên bản bao gồm những thông tin của giáo viên chủ nhiệm, học sinh vi phạm, thời gian, địa điểm và nội dung vụ việc vi phạm.
Biên bản cảnh cáo học sinh là văn bản hành chính được lập ra làm căn cứ để giáo viên chủ nhiệm xử phạt học sinh mắc vi phạm lập ra nhằm xử phạt vi phạm học sinh của mình khi học sinh làm sai nội quy, nguyên tắc do nhà trường, lớp đề ra. Biên bản là văn bản pháp lý để làm cơ sở cho việc xử lý đối với người vi phạm của người có thẩm quyền và là căn cứ cho những vấn đề phát sinh sau này.
2. Mẫu biên bản cảnh cáo học sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
———-
BIÊN BẢN CẢNH CÁO HỌC SINH
1. Thành phần :
GVCN :…
Học sinh của lớp:…
2. Địa điểm: ……
3. Thời gian: ……
4. Nội dung: ……
5. Kết quả:
Sau khi đọc bản tường trình sự việc :…
Nếu bạn………vẫn còn tái phạm thì GVCN sẽ đưa ra hội đồng kỉ luật xử lí, đồng thời sẽ hạ hạnh kiểm xuống thành loại yếu.
Biên bản kết thúc vào lúc……… cùng ngày
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản cảnh cáo học sinh:
Biên bản cảnh cáo học sinh là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
Người lập biên bản xử lý vi phạm của học sinh điền đầy đủ thông tin về thành phần tham dự cuộc họp, lỗi vi phạm của học sinh, kết quả cuối cùng của việc xử lý cảnh cáo học sinh.
Những người tham gia ký vào phía cuối văn bản đảm bảo tính khách quan của biên bản.
4. Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy:
Thứ nhất, xử lý, giá dục trước khi đề nghị kỷ luật học sinh
Đối với những học sinh có hành vi vi phạm “Nội quy học sinh” (đi trễ, trốn học, trốn tiết, không thực hiện đồng phục về, áo, quần, giày, dép, tóc…, không thuộc bài, không làm bài tập):
Lần 1: Giám thị ghi nhận và nhắc nhở học sinh không được tái phạm.
Lần 2: Giám thị yêu cầu học sinh viết
Lần 3: Giám thị lập biên bản, yêu cầu học sinh viết cam kết đồng thời thông báo cho GVCN biết để mời CMHS vào trường thông báo sự việc và cam kết giáo dục học sinh.
Lần 4: Giám thị lập bảng tổng hợp các vi phạm của học sinh chuyển GVCN để GVCN xử lý học sinh bằng hình thức khiển trách trước lớp; GVCN phải thông báo cho CMHS biết.
Lần 5: Giám thị lập hồ sơ đề nghị hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét hình thức kỷ luật (theo hướng dẫn tại thông tư 08 của Bộ Giáo dục – đào tạo).
*Ghi chú: Xử lý theo số lần vi phạm của học sinh (không chỉ là tái phạm lỗi trước).
Đối với những học sinh có hành vi vi phạm “những điều học sinh không được làm” (theo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học):
– Học sinh có hành vi gian lận trong các kỳ kiểm tra định kỳ, tập trung (có biên bản do giáo viên coi thi, coi kiểm tra lập) thì GVCN xem xét xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ cao nhất là Trung bình.
– Học sinh vi phạm những điều “cấm” còn lại thì Giám thị lập biên bản, mời phụ huynh đến trao đổi; đồng thời yêu cầu GVCN phải xét kỷ luật Khiển trách trước lớp.
– Học sinh đã bị Khiển trách trước lớp mà vẫn vi phạm lần 2 (không chỉ là tái phạm lỗi trước) giám thị phối hợp với GVCN lập hồ sơ gởi Hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét; đồng thời thông báo để CMHS biết.
Riêng những khuyết điểm có tính nghiêm trọng (dù mới vi phạm lần đầu) giám thị lập biên bản, thông báo cho CMHS, phối hợp với GVCN lập hồ sơ đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường để xử lý.
Thứ hai, Các hành vi học sinh không được làm
Một là, Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
Hai là, Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
Ba là, Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
Bốn là, Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Năm là, Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
Sáu là, Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Bảy là, Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Quy định mới về xử phạt học sinh
Không áp dụng hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh THCS, THPT
Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hình thức kỷ luật đối với học sinh THCS, THPT như sau:
“Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
b) Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
Các hình thức kỷ luật này đặc biệt là hình thức đuổi học học sinh kỷ luật không đảm bảo mang đến sự tiến bộ, nhận thức được khuyết điểm để tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân của học sinh vi phạm kỷ luật. Thậm chí, trong nhiều trương hợp, việc đuổi học còn mang đến hậu quả trái ngược với mục tiêu giáo dục, rèn luyện học sinh hiện nay.
Bởi vậy, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ hình thức kỷ luật “đuổi học một tuần lễ; đuổi học 01 năm”và thay vào đó là áp dụng hình thức “tạm dừng học tập trên lớp”.
Trong đó, việc tạm dừng học tập chỉ áp dụng trong thời gian tối đa 02 tuần lễ (so với quy định hiện nay tối đa là 01 năm) và áp dụng với học sinh trong các trường hợp:
– Đã bị kỷ luật cảnh cáo nhưng không sửa chữa, tái phạm hoặc vi phạm thêm những khuyết điểm khác trong thời gian một học kỳ;
– Vi phạm lần đầu những ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng như đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho người khác, xâm phạm nhân phẩm, thân thể giáo viên, học sinh khác… nhưng chưa đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì học sinh vi phạm kỷ luật sẽ bị áp dụng 03 hình thức kỷ luật là: Khiển trách, cảnh cáo và tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện Kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.
Thứ tư, Tăng số lần được lưu ban
Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học (trước đây quy định số lần được lưu ban tối đa là 02 lần)
Biện pháp xử lý học sinh vi phạm nội quy
Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng 5 biện pháp để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp với từng học sinh. Cụ thể:
Khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm;
Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm.
Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý.
Yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện, theo nội quy của nhà trường như: Hoàn thành bổ sung nhiệm vụ học tập và rèn luyện có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Viết cảm nhận về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa.
Tìm hiểu tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Từ đó, các em trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và rút ra bài học cho bản thân.
Tự khắc phục hậu quả do vi phạm của học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh.
Các biện pháp giáo dục khác phù hợp với mục đích, nguyên tắc kỉ luật học sinh.
Trên đây là toàn bộ bài viết về “Mẫu biên bản cảnh cáo học sinh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất”, mọi thắc mắc xin liên hệ Luật Dương Gia để được giải đáp chi tiết nhất!