Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp sẽ cần phải tiến hành hoạt động báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 09/PLIII phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Cụ thể như sau:
TÊN DOANH NGHIỆP (1) ________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ …., ngày …. tháng … năm …. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương …
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương …
…(1)… Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm … (hoặc năm …) như sau:
Loại hình chủ sở hữu: …(2)…
+ Doanh nghiệp nhà nước;
+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp FDI.
1. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp cho thuê lại:
Chỉ tiêu | Đầu kỳ | Tăng trong kỳ | Giảm trong kỳ | Cuối kỳ | Số lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc (người) (3) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1. Tổng số lao động theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp, trong đó: |
|
|
|
|
|
|
a) Số lao động làm việc tại doanh nghiệp cho thuê lại (4), chia ra: |
|
|
|
|
|
|
– Số lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn |
|
|
|
|
|
|
– Số lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn |
|
|
|
|
|
|
b) Số lao động cho thuê lại, chia ra: |
|
|
|
|
|
|
– Thời hạn cho thuê lại dưới 03 tháng |
|
|
|
|
|
|
– Thời hạn cho thuê lại từ 03 tháng đến dưới 06 tháng |
|
|
|
|
|
|
– Thời hạn cho thuê lại từ 06 tháng đến 12 tháng |
|
|
|
|
|
|
2. Số lao động đang cho thuê lại của doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
– Trong địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
– Ngoài địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình hoạt động cho thuê lại lao động:
Thứ tự | Công việc cho thuê lại (5) | Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động (6) | Số lao động thuê lại (người) | Số lao động theo thời hạn cho thuê lại lao động người) | Các chế độ của người lao động thuê lại | Ghi chú | ||||||
Trong địa bàn tỉnh | Ngoài địa bàn tỉnh | Trong địa bàn tỉnh | Ngoài địa bàn tỉnh | Dưới 6 tháng | Từ 6 tháng đến 12 tháng | Khác | Tiền lương bình quân (đồng/người/tháng) | Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) | Chế độ phúc lợi | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP (7)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Tuy nhiên cần phải lưu ý:
(1) Tên doanh nghiệp thực hiện báo cáo.
(2) Đánh dấu X vào ô tương ứng với loại hình chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện báo cáo.
(3) Số lao động được tham gia bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(4) Số lao động cho thuê và các loại lao động khác.
(5) Liệt kê công việc cho thuê lại lao động.
(6) Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động để thực hiện công việc đã liệt kê tại cột 11.
(7) Tên các loại phúc lợi mà người lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại được hưởng …
2. Khi nào doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện việc báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động?
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại cần phải thực hiện thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm thực hiện hoạt động báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động định kỳ 06 tháng và hằng năm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi thực hiện thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động, các doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
– Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động sẽ được thực hiện theo Mẫu số 09 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của các doanh nghiệp sẽ cần phải được gửi đến chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở lao động thương binh và xã hội, ban quản lý khu công nghiệp, ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính trong trường hợp doanh nghiệp có trụ sở chính tại các khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn cấp tỉnh khác thì sẽ cần phải báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội, ban quản lý khu công nghiệp, ban quản lý khu kinh tế )trong trường hợp hoạt động tại các khu công nghiệp và khu kinh tế), nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn địa phương đó;
– Báo cáo 06 tháng trước giai đoạn ngày 20 tháng 06 và báo cáo năm sẽ được gửi trước giai đoạn này 20 tháng 12 hằng năm.
3. Thời gian định kỳ báo cáo tình hình cho thuê lại lao động vào những ngày nào?
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Cụ thể như sau:
– Niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao đã được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp doanh nghiệp đó chuyển sang hoạt động tại các địa bàn cấp tỉnh/thành phố khác, thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ cần phải gửi bản sao chứng thực giấy phép đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội để cơ quan có thẩm quyền theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật;
– Định kỳ 06 tháng và định kỳ hàng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu số 09 phụ lục III Ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, sau đó gửi báo cáo đến chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đồng thời báo cáo Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp các doanh nghiệp cho thuê lại chuyển sang hoạt động tại các địa bàn cấp tỉnh/thành phố khác. Báo cáo 06 tháng sẽ được gửi trước giai đoạn 20/6 và báo cáo hằng năm sẽ phải được gửi trước giai đoạn 20/12;
– Các doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ phải kịp thời báo cáo về những vấn đề, những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động;
– Các doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động căn cứ theo quy định tại Điều 56 của
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.