Người dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong thành phần dân cư của đất nước. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý dân cư về người dân tộc thiểu số có hoạt động báo cáo về số hộ nghèo, hộ cận nghèo với cơ quan cấp trên.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số là gì?
Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số là văn bản do cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh lập gửi đến Vụ Kế hoạch- Tài chính của Ủy ban Dân tộc, thực hiện hoạt động báo cáo các thông tin về Hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số. Đây là văn bản được ban hành theo Thông tư số 02/2018/TT- UBDT ngày 05 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc mang Biểu số là 05.N/BC-UBDT.
Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số được dùng trong trường hợp sau:
Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số Biểu số 05. N/BC- UBDT được dùng khi cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh thực hiện hoạt động báo cáo với Ủy ban Dân tộc theo định kỳ, ở đây chính là báo cáo thống kê theo năm. Thời gian bắt đầu tính thống kê là từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo thống kê.
2. Mẫu Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số và ghi biểu mẫu:
Mẫu Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số Biểu số 05. N/BC- UBDT được ban hành với nội dung như sau:
Biểu số: 05.N/BC-UBDT
Ban hành theo Thông tư số …/2018/TT-UBDT ngày …/10/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
Ngày nhận báo cáo: 15/3 năm báo cáo
Hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc thiểu số
(Năm, số liệu từ 01/1 đến 31/12))
Đơn vị báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính)
Đơn vị tính: hộ
| Tổng số hộ | Trong đó số hộ DTTS | Số hộ nghèo DTTS | Số hộ cận nghèo DTTS | Số hộ thoát nghèo DTTS | Số hộ nghèo DTTS phát sinh mới | Số hộ DTTS tái nghèo | Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (%) | Tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS (%) |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1. Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Chia theo quận/huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.., ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cách ghi biểu
– Cột A: Ghi danh sách các quận, huyện theo danh mục đơn vị hành chính Việt Nam;
– Cột 1: Ghi tổng số hộ trên địa bàn
– Cột 2: Ghi tổng số hộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tương ứng
– Cột 3: Ghi số hộ nghèo người dân tộc thiểu số;
– Cột 4: Ghi số hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số;
– Cột 5: Ghi số hộ dtts thoát nghèo
– Cột 6: Ghi số hộ dtts nghèo phát sinh mới
– Cột 7: Ghi số hộ dtts tái nghèo.
– Cột 8: Ghi tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số
– Cột 9: Ghi tỷ lệ hộ cận nghèo dân tộc thiểu số
3. Đối tượng và phương pháp tính số liệu trong Báo cáo số hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc thiểu số Biểu số 05.N/BC-UBDT:
Đối tượng của báo cáo này đó chính là các hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc thiểu số. Ban hành kèm theo Biểu mẫu báo cáo số hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc thiểu số trên, thì Ủy ban dân tộc đã xác định rõ đối tượng thuộc điều chỉnh của báo cáo, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về đối tượng được báo cáo cáo hộ nghèo, hộ cận nghèo thì đó chính là “Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2
Dẫn chiếu theo quy định này thì hộ nghèo thuộc đối tượng báo cáo đó chính là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới 700.000 đồng (ở khu vực nông thôn) hoặc từ 900.000 đồng trở xuống (ở khu vực thành thị) hoặc hộ thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên đồng thời có có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng (ở khu vực nông thôn) hoặc từ trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng (ở khu vực thành thị)
Còn hộ cận nghèo là hộ thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đồng thời có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng (ở khu vực nông thôn) hoặc thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng (ở khu vực thành thị)
– Hộ thoát nghèo là hộ nghèo thuộc danh sách địa phương quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hàng năm ở cơ sở được xác định không thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát nghèo.
Thứ hai, đối tượng báo cáo gồm hộ thoát nghèo. “Thoát nghèo” ở đây được hiểu là hộ gia đình này không còn ở trong tình trạng hộ nghèo nữa, mà đã tiến bộ, nâng mức sống ở cấp cao hơn. Có thể hộ nghèo đã thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo. Hoặc có thể thuộc trường hợp hộ thoát nghèo vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên, tức có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với khu vực nông thôn và thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng đối với khu vực thành thị.
Thứ ba, đối tượng nữa thuộc báo cáo đó chính là Hộ nghèo phát sinh. Đây là những hộ gia đình mà trước đó hộ không thuộc danh sách hộ nghèo địa phương đang quản lý nhưng trong năm đột xuất phát sinh những khó khăn mà qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Đây là những hộ nghèo, hộ cận nghèo hoàn toàn mới, chưa từng thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trước đó.
Thứ tư, đối tượng thuộc phạm vi báo cáo đó chính là hộ tái nghèo. Hộ tái nghèo là hộ gia đình trước đây thuộc danh sách hộ nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo trong những năm trước đó; nhưng đến năm thực hiện báo cáo, thì trong năm có do phát sinh khó khăn đột xuất gây ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình mà qua điều tra, rà soát hằng năm ở xã, hộ gia đình này đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo trên địa bàn;
Về phương pháp tính số liệu trong báo cáo, thì Ủy ban dân tộc có hướng dẫn như sau:
* Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số (tức cột số 8) là số phần trăm về số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Công thức tính tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số như sau:
Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có thu nhập (chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo | x 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu |
* Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo (cột số 9) là số phần trăm về số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người nằm trong chuẩn cận nghèo quốc gia trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu.
Công thức tính hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người nằm trong chuẩn cận nghèo quốc gia | x 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu |
Về nguồn số liệu để thực hiện báo cáo, thì dựa trên kết quả rà soát hộ nghèo hằng năm của Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết hợp với và Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Các xã vùng dân tộc thiểu số có trách nhiệm báo cáo lên Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện để cơ quan này tổng hợp báo cáo chung của huyện mình và báo cáo lên cấp tỉnh.
* Cơ sở pháp lý
– Thông tư số 02/2018/TT- UBDT ngày 05 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc
– Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ