Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

Mẫu Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông

  • 09/09/202209/09/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    09/09/2022
    Biểu mẫu
    0

    Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới là gì? Mẫu Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới và cách ghi biểu? Tình hình giao thông ở khu vực bản có người dân tộc thiểu số sinh sống?

      Các dân tộc thiểu số hiện nay chủ yếu sống ở khu vực trung du, đồi núi trên toàn quốc, đây là những khu vực có đường đi lại khó khăn, gập ghềnh nên hệ thống đường giao thông chưa được xây dưng hoàn thiện, đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đình kỳ thực hiện hoạt động kiểm tra và thống kê số địa phương đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới, cải tạo đường giao thông.

      Luật sư tư vấn luật hình sự qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      * Cơ sở pháp lý

      Thông tư số 02/2018/TT- UBDT ngày 05 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

      1. Mẫu Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông là gì?

      Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới là văn bản do cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh lập khi thực hiện báo cáo về tình hình địa phương nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống với cơ quan nhận báo cáo đó chính là Vụ Kế hoạch- Tài chính.

      Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được dùng để thể hiện các thông tin, tình trạng về hệ thống giao thông đường bộ tại các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số. 

      2. Mẫu Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới và cách ghi biểu:

      Biểu số: 04.N/BC-UBDT Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được quy định trong Phụ lục  ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT- UBDT ngày 05 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc ban hành quy định chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc. Biểu số như sau:

      Biểu số: 04.N/BC-UBDT

      Ban hành theo Thông tư số …/2018/TT-UBDT ngày …/10/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

      Ngày nhận báo cáo: 15/3 năm báo cáo

      Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới

      (Năm)

      Đơn vị báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh

      Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính)

       

      Số thôn bản vùng dân tộc thiểu số (Thôn/bản)

      Số thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới (Thôn/bản)

      Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới
       (%)

      A

      1

      2

      3

      Tổng cộng

       

       

       

      I. Huyện….

       

       

       

      1. Xã…

       

       

       

      2. Xã…

       

       

       

      …

       

       

       

      II. Huyện…

       

       

       

      ….

       

       

       

      …, ngày … tháng … năm …

      Thủ trưởng đơn vị

      (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

      Người lập biểu

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      Cách ghi biểu

      – Cột A: Ghi theo danh mục hành chính của địa phương: huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, xã/phường/thị trấn;

      – Cột 1: Ghi số thôn bản vùng dân tộc thiểu số.

      – Cột 2: Ghi số thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới.

      – Cột 3: Ghi tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới.

      Tỷ lệ thôn bản (cấp thôn gồm: thôn/buôn/bản/xóm/làng/phum/sóc) vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức.

      Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới (%)

      =

      Số thôn bản có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới tại thời điểm báo cáo

      x 100

      Tổng số thôn bản cùng thời điểm báo cáo

      Nguồn số liệu được thống kê trong biểu mẫu này được xác định trên cơ sở báo cáo do cơ quan công tác dân tộc cấp huyện tổng hợp từ báo cáo của các xã vùng dân tộc thiểu số rồi báo cáo lên cơ quan cấp tỉnh.

      3. Tình hình giao thông ở khu vực bản có người dân tộc thiểu số sinh sống:

      Đường giao thông ở khu vực bản đó chính là các đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi phục vụ sản xuất của người dân. Đường giao thông nông thôn có thể bao gồm đường thôn ở bản là những con đường nối từ đường huyện, đường xã hoặc các thôn, làng, ấp, bản ra đến đến các nương rẫy, trang trại, hoặc đi đến các thôn, làng, ấp, bản lân cận, đường thôn chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa, vật dụng trong trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; đường dân sinh chính là những con đường nối từ đường xã, đường thôn hoặc các cụm dân cư đến đồng ruộng, nương rãy,… hoặc đến các hộ gia đình lân cận. Đường dân sinh chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng,… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ,…

      Các tuyến đường ở khu vực bản, làng hay gọi chung là khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống cần sử dụng hợp lý địa hình, đặc biệt là khu vực có địa hình hiểm trở, đồng thời vận dụng chính xác các tiêu chuẩn mặt cắt ngang, bình đồ và mặt cắt dọc để tiến hành thiết kế cho phù hợp nhất với địa hình.  Yêu cầu đặt ra là mỗi tuyến đường được thiết kế cần duy trì cân bằng sinh thái, đồng thời chú ý đến bảo vệ môi trường, chú ý phối hợp giữa các môi trường địa phương và cảnh quan, hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng nhà ở và đất nông nghiệp, đồng thời không xâm phạm phạm vi di tích lịch sử và gây thiệt hại đến hiện vật lịch sử của địa phương theo quy định hiện hành.

      Hiện nay, theo báo cáo gần nhất năm 2019 thì có trên 95% số ki-lô-mét đường giao thông từ trung tâm xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện đã được cứng hóa, tức đường giao thông đã được trải nhựa hoặc đổ bê tông. Có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ thôn có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, tăng từ 72% năm 2015 lên gần 90% năm 2019. Tại trung du và miền núi phía Bắc, vùng có địa hình đồi núi hiểm trở, có tỷ lệ cứng hóa thấp nhất cả nước. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, giao thông có thuận tiện thì mới thu hút được người từ nơi khác đến có thể vì mục đích luân chuyển hàng hóa, du lịch,…. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số đã tập trung huy động mọi nguồn lực để nâng cấp hệ thống đường giao thông, trong đó có đường từ trung tâm xã đến trung tâm huyện và đường từ các thôn đến trung tâm xã.

      Theo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, khoảng cách trung bình từ trung tâm xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện là 16,7km. Phần lớn các đường giao thông từ trung tâm xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện đã được cứng hóa với tỷ lệ ki-lô-mét được cứng hóa (trải nhựa hoặc bê tông) đạt 95,2% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các khu vực và các vùng kinh tế – xã hội. Gần 90% các thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, cao hơn gần 17 điểm phần trăm so với năm 2015. Tỷ lệ này ở khu vực biên giới thấp hơn các khu vực khác (75,2% so với 89,9%), ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (98,6% so với 86,2%).

      Trong số 12 tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp hơn mức trung bình của cả nước, có tới 9 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đây cũng là vùng có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất trong số các vùng kinh tế – xã hội, chỉ chiếm 81,9%; tỷ lệ này ở các vùng khác đều đạt trên 90%. Ba tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất cả nước là Cao Bằng, Điện Biên và Sơn La, chỉ chiếm dưới 70%. Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù tỷ lệ cứng hóa hệ thống đường giao thông đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cần được tiếp tục quan tâm, đầu tư nhằm phục vụ đời sống dân sinh cũng như đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, đặc biệt là các xã dân tộc thiểu số vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Các địa phương đã và đang thực hiện công tác xây dựng mới bên cạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông ở các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm kích thích sự phát triển của địa phương.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Dân tộc thiểu số

        Số lượng


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Dân tộc thiểu số có được miễn giảm tiền sử dụng đất không?

        Miễn giảm tiền sử dụng đất là một chính sách mà Nhà nước hỗ trợ đối với những đối tượng đặc biệt. Vậy, đồng bào dân tộc thiểu số có phải là đối tượng được miễn giảm tiền sử dụng đất không?

        ảnh chủ đề

        Đất 134 là gì? Chuyển nhượng đất của người dân tộc thiểu số?

        Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại đất ngoài tên gọi ra còn được đặt theo những ký hiệu, những số riêng để dễ dàng phân biệt. Hiện nay trên bản đồ địa chính hoặc trên sơ đồ được cấp tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường thấy có ghi và xác nhận loại đất 134. Vậy đất 134 là đất gì? Việc chuyển nhượng đất của người dân tộc thiểu số được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì? Ý nghĩa?

        Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì? Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì? Ý nghĩa của trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số?

        ảnh chủ đề

        Tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ủy ban cạnh tranh quốc gia

        Quy định về Ủy ban cạnh tranh quốc gia? Tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ủy ban cạnh tranh quốc gia?

        ảnh chủ đề

        Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban (04/BC-BDT)

        Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban - Biểu số 04/BC-BDT là gì, mục đích của mẫu báo cáo? Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban - Biểu số 04/BC-BDT? Hướng dẫn soạn thảo báo cáo? Những nội dung liên quan đến học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban?

        ảnh chủ đề

        Mẫu báo cáo số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiếu số nghiện ma túy – Biểu số 10/BC-BDT

        Mẫu báo cáo số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiếu số nghiện ma túy - Biểu số 10/BC-BDT là gì, mục đích của mẫu báo cáo? Mẫu báo cáo số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiếu số nghiện ma túy - Biểu số 10/BC-BDT? Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo? Những quy định liên quan đến báo cáo số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiếu số nghiện ma túy? Quy định về kỳ báo cáo và phương thức báo cáo của báo cáo số lượng người dân tộc thiếu số nghiện ma túy?

        ảnh chủ đề

        Mẫu báo cáo tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học, THCS – Biểu số 03/BC-BDT

        Mẫu báo cáo tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học, trung học cơ sở là gì, mục đích của mẫu báo cáo? Mẫu báo cáo tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học, trung học cơ sở? Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo- Biểu số 03/BC-BDT? Những nội dung liên quan đến báo cáo tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học, trung học cơ sở? Quy định về kỳ báo cáo và phương thức báo cáo của báo cáo tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban?

        ảnh chủ đề

        Mẫu báo cáo số hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc thiểu số

        Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số Biểu số 05. N/BC- UBDT là gì? Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số Biểu số 05. N/BC- UBDT được dùng khi nào? Mẫu Báo cáo hộ nghèo và cận nghèo của người dân tộc thiểu số Biểu số 05. N/BC- UBDT và ghi biểu mẫu? Đối tượng và phương pháp tính số liệu trong Báo cáo số hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc thiểu số Biểu số 05.N/BC-UBDT?

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn xin thay đổi hệ số lương và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất

        Đơn xin thay đổi hệ số lương là gì? Mẫu đơn xin thay đổi hệ số lương? Hướng dẫn mẫu đơn xin thay đổi hệ số lương chi tiết nhất? Các vấn đề về hệ số lương?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|546398| parent_id|0|term_id|34145