Nhà tạm được định nghĩa là một loại nhà được xây dựng với mức độ sử dụng và tiện nghi tối thiểu, có các diện tích chật hẹp và thiếu các khu vực đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Dưới đây là bài viết về: Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm mới và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm mới và chuẩn nhất:
- 2 2. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm về bảo đảm an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng:
- 3 3. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm về đảm bảo an toàn thi công:
- 4 4. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm về thực hiện an toàn lao động:
- 5 5. Nhà tạm là gì?
1. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm mới và chuẩn nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
…., ngày … tháng … năm …..
BẢN CAM KẾT XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Kính gửi: …
1. Tên chủ đầu tư:
– Người đại diện: …Chức vụ: …
– Địa chỉ liên hệ: …
– Số nhà: …
– Phường (xã): …
– Tỉnh, thành phố: …
– Số điện thoại:…
2. Địa điểm xây dựng:
–Lô đất số: …Diện tích ……m2
–Tại:…đường …
–Phường (xã) …Quận (huyện) …
– Tỉnh, thành phố…
– Nguồn gốc đất: …
3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:
– Loại công trình: ….Cấp công trình: …
– Diện tích xây dựng tầng 1:…m2; tổng diện tích sàn: …m2.
– Chiều cao công trình: ..m; số tầng: …
4. Đơn vị hoặc người thiết kế:
– Địa chỉ: …
– Điện thoại: …
5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có):
– Địa chỉ:… Điện thoại: …
– Giấy phép hành nghề (nếu có): ……Cấp ngày: …
Phương án phá dỡ (nếu có): …
Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ..tháng.
Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
2. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm về bảo đảm an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
…., ngày … tháng … năm ….
BẢN CAM KẾT XÂY DỰNG NHÀ TẠM
(Về việc bảo đảm an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng)
Kính gửi: …
– Tên tôi là …
Số CMND:…do Công an …cấp ngày……/……/….
– Thường trú tại:…
– Ngày ….. tháng………năm…Tôi có đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình xây dựng nhà tạm… Nếu được phép xây dựng, cải tạo công trình trên, tôi cam kết:
1/ Có biện pháp che chắn, chống đỡ trong khi thi công đảm bảo các điều kiện an toàn lao động và công tác vệ sinh môi trường cho các hộ xung quanh.
2/ Hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự ổn định, an toàn công trình được phép xây dựng trong quá trình thi công.
3/ Nếu gây lún, nứt, làm hư hại tới các công trình liền kề và xung quanh, tôi sẽ chịu trách nhiệm khắc phục và đền bù theo quy định.
Quá trình thi công nếu có điều gì không đúng với nội dung cam kết trên, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của Pháp luật./.
…, ngày….tháng…năm…
Người cam kết
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
3. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm về đảm bảo an toàn thi công:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT XÂY DỰNG NHÀ TẠM VỀ
ĐẢM BẢO AN TOÀN THI CÔNG
Kính gửi:
– UBND …
– Phòng Quản lý đô thị
Tên tôi là: …
Số CMND: …do … cấp ngày …/…/…
Thường trú tại: Là chủ đang sử dụng công trình nhà tạm thời: …
Tôi đã có đơn gửi UBND…., Quận…, xin phép xây dựng số: …
Với nội dung:…
∙ Diện tích xây dựng:…
Số tầng:…
∙ Chiều cao: …
∙ Kết cấu công trình: …
Nếu được phép xây dựng cải tạo công trình xây dựng nhà tạm trên, gia đình tôi xin cam kết:
1. Thực hiện đúng nội dung giấy phép: Không trổ cửa sổ, cửa đi, cửa thoáng sang các hộ liền kề gây bất tiện
2. Có biện pháp che chắn, chống đỡ trong khi thi công đảm bảo các điều kiện an toàn lao động và công tác vệ sinh môi trường cho các hộ xung quanh.
3. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự ổn định, an toàn công trình được phép xây dựng trong quá trình thi công và suốt thời gian bảo hành
4. Nếu gây lún, nứt, làm hư hại tới các công trình liền kề và xung quanh, tôi xin chịu trách nhiệm khắc phục và đền bù theo quy định Quá trình thi công nếu có điều gì không đúng với nội dung cam kết trên, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn theo quy định pháp luật.
Uỷ ban nhân dân | Chủ công trình |
4. Mẫu bản cam kết xây dựng nhà tạm về thực hiện an toàn lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BAN CAM KẾT XÂY DỰNG NHÀ TẠM VỀ
THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG
Kính gửi: …
Tên tôi là: …
Chức vụ: Đội trưởng nhân công thi công công trình xây dựng nhà tạm …
Ngày tháng năm sinh: …
Số CMND: …. Ngày cấp:…Nơi cấp: CA …
Quê quán: …
Sau khi được học tập và huấn luyện an toàn lao động ngày …. tháng … năm 20… tại công trình xây dựng nhà tạm …Tôi và những công nhân có tên trong danh sách đính kèm bản cam kết an toàn lao động này xin cam kết thực hiện đúng nội quy, quy định an toàn lao động như sau:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định an toàn lao động của Công ty đề ra khi làm việc trên công trường xây dựng nhà tạm.
2. Khi vào công trường xây dựng nhà tạm làm việc luôn mặc quần áo BHLĐ đồng phục của Công ty, đi giày, đội mũ cứng, mang theo dây đai an toàn khi làm việc trên cao.
3. Khi làm việc trên công trường xây dựng nhà tạm luôn tôn trọng các biển báo chỉ dẫn, cảnh báo khu vực nguy hiểm và không lại gần khu vực trên, đi đúng tuyến đường quy định của công trường.
4. Khi làm việc trên cao, khu vực nguy hiểm, làm việc ở độ cao từ 2m trở lên so với mặt sàn. Tôi luôn luôn đeo dây an toàn và móc vào vị trí cố định chắc chắn quanh khu vực thi công, khi tháo dây an toàn phải quan sát kỹ, không tháo nhầm móc an toàn của công nhân thi công bên cạnh.
5. Khi làm việc trên cao tôi treo công cụ dụng cụ vào đai an toàn, không để rơi công cụ, dụng cụ và vật tư xuống dưới dẫn đến để mất an toàn.
6. Khi hết giờ làm việc thu dọn dụng cụ, công cụ, vật tư, trang thiết bị bị BHLĐ về kho cất giữ hoặc để đúng nơi đã quy định từ trước.
7. Nếu để mất mát hoặc hư hỏng trang thiết bị BHLĐ tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ty.
Tôi xin cam kết thực hiện đúng những nội quy, nếu để xảy ra mất an toàn lao động hoặc vi phạm các quy định trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ban kỷ luật của Công ty và pháp luật của Nhà nước.
…, Ngày ….. tháng …. năm….
ĐẠI DIỆN TỔ NHÂN CÔNG
5. Nhà tạm là gì?
Căn cứ vào Điều 131 của Luật Xây dựng năm 2014 (đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2020), các công trình xây dựng tạm là các công trình xây dựng được xây dựng trong một thời gian nhất định để phục vụ cho các mục đích sau đây:
– Thi công công trình nhằm mục đích xây dựng công trình chính;
– Sử dụng để tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác. Đối với công trình này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện phải đồng ý về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.
Như vậy, nhà tạm được định nghĩa là một loại nhà được xây dựng với mức độ sử dụng và tiện nghi tối thiểu, có các diện tích chật hẹp và thiếu các khu vực đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản, bao gồm nhà bếp, nhà ăn, công trình phụ, phòng vệ sinh và các tiện ích khác. Những công trình tạm như vậy thường được xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy và có thời hạn sử dụng rất ngắn, thường dưới vài năm theo quy định của pháp luật.
Nhà tạm thường được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, như khi cần xây dựng nhà tạm để ở sau một thảm họa hoặc trong quá trình thi công các công trình xây dựng chính. Tuy nhiên, việc sử dụng nhà tạm cần tuân thủ các quy định và điều kiện được quy định trong Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Các công trình tạm như vậy phải được xây dựng bởi chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng, được phép tự thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán và tiến hành thi công. Tuy nhiên, nếu các công trình tạm như vậy ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng và các quy định của pháp luật liên quan, thiết kế cũng phải được thẩm tra để đảm bảo an toàn và gửi cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
Sau khi đưa vào sử dụng, các công trình tạm như vậy phải được phá dỡ khi công trình chính của dự án đầu tư xây dựng đã được khai thác và sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình tạm. Tuy nhiên, nếu công trình tạm phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chịu lực, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật liên quan, chủ đầu tư có thể đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện cho phép tiếp tục sử dụng công trình xây dựng tạm nếu công trình này phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật liên quan.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi và bổ sung năm 2020.