Tập huấn trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho các cán bộ quản lý và giáo viên bổ sung kiến thức về an toàn thực phẩm. Dưới đây là mẫu bài thu hoạch tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bài thu hoạch tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm:
Sau khi các học sinh, sinh viên học xong lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo viên cần phải cho các học sinh và sinh viên làm bài thu hoạch tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể tham khảo mẫu bài thu hoạch tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Năm học …
Họ và tên: …
Chức vụ: …
Câu 1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây để đảm bảo an toàn thực phẩm?
a) Điều kiện về cơ sở
b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
c) Điều kiện về con người
d) Cả 3 điều kiện trên
Câu 2. Cơ quan y tế nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đủ sức khoẻ?
a) Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên
b) Bất kỳ cơ sở y tế nào
Câu 3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
a) 1 năm
b) 2 năm
c) 3 năm
Câu 4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
a) 1 năm
b) 3 năm
c) 5 năm
Câu 5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống đã đăng ký
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
c) Cả a và b
Câu 6. Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?
a) Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn bán trên thị trường
b) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản
c) Cả a và b
Câu 7. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn?
a) Tiêu hủy
b) Chuyển mục đích sử dụng
c) Cả 2 hình thức trên
Câu 8. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
Câu 9. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
a) Có
b) Không
Câu 10. Ủy ban nhân dân quận có thẩm quyền quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ
Câu 11. Trạm y tế xã có thẩm quyền quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 suất đến 200 suất ăn/lần phục vụ
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ
Câu 12. Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm?
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
d) Tất cả các hành vi trên
Câu 13. Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
a) Được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
b) Được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định
c) Cả 2 điều kiện trên
Câu 14. Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện những quy định nào?
a) Trước khi tuyển dụng
b) Định kỳ ít nhất 1 lần/năm
c) Cả 2 trường hợp trên
Câu 15. Người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện?
a) Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm
b) Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh
c) Cả hai trường hợp trên
Câu 16. Người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không được?
a) Khạc nhổ
b) Ăn kẹo cao su
c) Cả hai trường hợp trên
Câu 17. Người đang mắc viêm đường hô hấp có được phép tham gia chế biến thực phẩm không?
a) Có
b) Không
Câu 18. Người trực tiếp chế biến thực phẩm đang mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa có được tiếp tục làm việc không?
a) Vẫn làm việc bình thường
b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
Câu 19. Người trực tiếp chế biến thực phẩm đang mắc các bệnh viêm cấp tính có được tiếp tục làm việc không?
a) Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang
b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
Câu 20. Người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có được phép đeo trang sức khác không?
a) Có
b) Không
Câu 21. Người trực tiếp chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép nuôi móng tay hay không?
a) Đúng
b) Sai
Câu 22. Khi chia, gắp thức ăn, người trực tiếp chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống sử dụng?
a) Tay không bốc trực tiếp
b) Đũa, kẹp gắp, găng tay nilong sử dụng 1 lần
Câu 23. Khu vực chế biến thực phẩm có cần phải cách biệt với với nguồn ô nhiễm không?
a) Đúng
b) Sai
Câu 24. Bàn ăn phải cao hơn mặt đất ít nhất bao nhiêu cm?
a) 30cm
b) 60cm
c) 90cm
Câu 25. Kho bảo quản thực phẩm không cần đảm bảo các điều kiện theo quy định của nhà sản xuất?
a) Đúng
a) Sai
Câu 26. Cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải và rác thải bảo đảm vệ sinh không?
a) Có
b) Không
Câu 27. Có những mối nguy ô nhiễm thực phẩm nào sau đây?
a) Hóa học
b) Sinh học
c) Vật lý
d) Cả 3 mối nguy trên
Câu 28. Biện pháp nào sau đây dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thông thường?
a) Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi 100 độ)
b) Sử dụng nhiệt độ thấp (từ 0 đến 5 độ)
Câu 29. Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào dưới đây?
a) Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm
b) Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh
c) Từ nguyên liệu bị ô nhiêm
d) Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh
Câu 30. Bao bì và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đảm bảo an toàn có làm cho thực phẩm bị ô nhiễm không?
a) Có
b) Không
Câu 31 Có cần sử dụng dụng cụ và đồ chứa riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín không?
a) Có
b) Không
Câu 32. Bảo quản thực phẩm không đúng quy định có thể gây nên những tác hại gì?
a) Ô nhiễm thực phẩm
b) Giảm chất lượng thực phẩm
c) Cả đáp án a và b
Câu 33. Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần có các nội dung nào?
a) Tên thực phẩm
b) Khối lượng tịnh
c) Hạn sử dụng
d) Hướng dẫn bảo quản
đ) Địa chỉ sản xuất
e) Cả 5 nội dung trên
Câu 34. Khi bị ngộ độc thực phẩm, các bạn báo cho chủ thể nào sau đây?
a) Cơ sở y tế gần nhất
b) Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Câu 35. Tại các bếp ăn tập thể, nơi chế biến thức ăn có phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều không?
a) Có
b) Không
Câu 36. Sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào là đúng?
a) Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn
b) Dùng các hóa chất có màu
Câu 37. Tại bếp ăn tập thể, mua nguyên liệu thực phẩm như thế nào là sai?
a) Có hợp đồng mua nguyên liệu thực phẩm
b) Mua theo giới thiệu, không quan tâm đến nguồn gốc, không quan tâm đến xuất xứ
Câu 38. Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm có được bảo quản chung trong cùng một khu vực không?
a) Có
b) Không
Câu 39. Việc lưu mẫu thực phẩm tại bếp ăn tập thể ít nhất bao nhiêu giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong?
a) 12 giờ
b) 24 giờ
Câu 40. Tại bếp ăn tập thể có phải ghi chép, lưu thông tin về xuất xứ, tên nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm?
a) Có
b) Không
Bài học rút ra sau quá trình tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm:
– Xây dựng thực đơn phù hợp;
– Khám sức khỏe định kỳ;
– Biết cách chế biến món ăn cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em mầm non;
– Giáo viên khi chia thức ăn cần phải có găng tay, chú ý cho trẻ em rửa tay trước khi ăn;
– Mặc đồng phục và đeo khẩu trang khi nấu, chia khẩu phần ăn cho trẻ em;
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình tổ chức nấu ăn.
…, ngày … tháng … năm …
Người làm bài thu hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Quy định về giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ do chủ cơ sở xác nhận;
– Đối tượng được cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bao gồm:
+ Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền tiến hành hoạt động điều hành trực tiếp hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông/lâm/thủy sản;
+ Người trực tiếp sản xuất và kinh doanh. Tức là người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất và kinh doanh thực phẩm nông/lâm/thủy sản tại các cơ sở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất luật an toàn thực phẩm năm 2018 có quy định về thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, bộ trưởng Bộ y tế, bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, bộ trưởng Bộ công thương là các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cấp, thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, thuộc chức năng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Theo đó, các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đất ứng đầy đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên. Cụ thể như sau:
– Bộ trưởng Bộ y tế;
– Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn;
– Bộ trưởng Bộ công thương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm;
– Thông tư
– Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
THAM KHẢO THÊM: