Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự? Mất xe khi ở trọ, chủ nhà trọ có trách nhiệm bồi thường không?
Sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong xã hội để thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của đời sống thường được ghi nhận thông qua phương tiện pháp lý là hợp đồng. Tầm quan trọng của hợp đồng được hệ thống pháp luật không những Việt Nam mà cả các nước trên thế giới đặt nó ở vị trí trung tâm của luật tư và luôn quan tâm hoàn thiện và phát triển lĩnh vực này. Một trong những nội dung mà các bên thường thỏa thuận với nhau là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Có một thực tế rằng, nếu khi ở trọ, người ở trọ bị mất xe thì chủ nhà trọ có trách nhiệm bồi thường không? bởi giữa họ có thể có hợp đồng thuê nhà. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp cho người đọc vấn đề này.
1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự?
Trong phần này, tác giả chỉ tập trung vào phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Khác với
Trong hệ thống common law, bồi thường thiệt hại được hiểu là việc phải chi trả một khoản tiền với tính chất là một khoản bù đắp cho những tổn thất hoặc thiệt hại của bên bị vi phạm mà bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả. Tương tự như vậy, trong hệ thống civil law, bồi thường thiệt hại cũng được hiểu là việc phải chi trả một khoản tiền nhằm khắc phục những thiệt hại do chủ thể vi phạm gây ra do chậm thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ có khiếm khuyết.
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như sau: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biên pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được thực hiện băng cách bù đắp những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bên vi phạm.
Khoa học pháp lý chỉ ra bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể có các chức năng như: chức năng sửa chữa, khắc phục thiệt hại hay còn gọi là chức năng bù đắp thiệt hại; chức năng răn đe hay chức năng phòng ngừa hành vi vi phạm; chức năng trừng phạt trong trường hợp bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng không dựa trên quan hệ với thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.
Tương tự như các hệ thống pháp luật Common law, Civil law,
Do bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong các hệ thống pháp luật nêu trên cũng như trong pháp luật hợp đồng Việt Nam là một biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng nên bồi thường thiệt hại có bản chất chung của các biện pháp khắc phục là một phương thức bảo vệ quyền phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, khác với các biện pháp khắc phục khác, bản chất của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là phương thức bảo vêj quyền cho phép bù đắp cho bên bị thiệt hại toàn bộ thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng gây ra nhằm đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà bên này đáng lẽ đạt được nếu hợp đồng được thực hiện đúng.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Nghiên cứu chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể thấy, những tổn thất mà bên vi phạm phải gánh chịu có thể được đền bù dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận của các bên khi ký kết hợp đồng (bồi thường theo thỏa thuận) hoặc nguyên tắc bồi thường toàn bộ được xây dựng trên cơ sở tính thiệt hại và thời điểm tính thiệt hại chứ không dựa trên thỏa thuận của các bên khi ký kết hợp đồng (bồi thường không dựa trên thỏa thuận).
Bồi thường theo theo thỏa thuận và bồi thường toàn bộ là những nguyên tắc trung tâm và là kim chi nam cho việc áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại. Đây cũng chính là những nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong các hệ thống pháp luật như Anh, Pháp, CISG…Trong đó bồi thường theo thỏa thuận là nguyên tắc luôn được xem là có vị trí số một phản ánh nguyên tắc tự do ý chí.
2. Mất xe khi ở trọ, chủ nhà trọ có trách nhiệm bồi thường không?
Trường hợp thực tế nếu bị mất xe khi ở trọ thì người ở trọ phải dựa vào hợp đồng thuê nhà giữa hai bên để xem xét trách nhiệm của chủ trọ, vì quan hệ thuê nhà giữa người ở trọ và chủ nhà trọ dựa trên hợp đồng cho thuê nhà là quan hệ được Bộ luật Dân sự điều chỉnh, vì thế điều quan trọng là phải tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên.
Nếu trong hợp đồng thuê nhà giữa 2 bên có điều khoản thỏa thuận về việc bảo quản tài sản (xe) thì chủ trọ sẽ phải chịu trách nhiệm về chiếc xe của bạn. Trong trường hợp này, nếu chứng minh được việc mất xe là do lỗi của chủ trọ thì họ phải bồi thường giá trị chiếc xe cho bạn. Tức là họ đã vi phạm hợp đồng do hai bên thiết lập mà cụ thể là vi phạm điều khoản về bảo quản tài sản, hoặc chắc chắn hơn, bên cạnh thỏa thuận việc bảo quản thì hai bên có thỏa thuận về việc bồi thường về mất xe thì trách nhiệm thuộc về chủ trọ.
Còn trong trường hợp hợp đồng thuê nhà giữa hai bên không có thỏa thuận về việc bảo quản tài sản thì về nguyên tắc, tài sản của ai người đó có trách nhiệm giữ và tự chịu việc mất mát tài sản của mình. Nếu giữa bạn và chủ nhà đều không thỏa thuận gì về việc gửi giữ xe, nhà chủ nhà không có bảo vệ trông giữ, không thu tiền gửi xe và cũng không có vé gửi xe thì trong trường hợp này, nếu không tìm thấy xe thì chủ nhà cũng sẽ không phải bồi thường giá trị xe cho bạn. Bởi về cơ bản, trong trường hợp này chủ trọ không có nghĩa vụ phát sinh đối với tài sản của người ở trọ.
Ngoài ra, trong trường hợp hợp đồng thuê nhà giữa hai bên được giao kết bằng lời nói và có cam kết chủ trọ sẽ chịu trách nhiệm với tài sản của bạn thì chủ trọ sẽ phải chịu một phần trách nhiệm này. Còn nếu hai bên không có hợp đồng thuê nhà cũng không có cam kết gì về việc gửi giữ tài sản thì chủ trọ không phải chịu trách nhiệm gì với chiếc xe của bạn.
Vì vậy, trong trường hợp này, nếu giữa hai bên không có thỏa thuận bảo quản tài sản trong hợp đồng thuê nhà, thì:
– Cách 1: Người ở trọ và người chủ nhà nên phối hợp với cơ quan công an để thông báo về việc mất trộm xe để trợ giúp cơ quan công an tìm ra kẻ phạm tội và nhanh chóng lấy lại xe.
– Cách 2: Thỏa thuận với nhau về một mức hỗ trợ hợp lý (nếu có thể).
– Cách 3: Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân để yêu cầu người chủ nhà bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên để được giải quyết thì bạn phải chứng minh được người chủ nhà có lỗi và việc mất xe máy của bạn xuất phát trực tiếp từ hành vi có lỗi của chủ nhà (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thực tế).
Như vậy, có thể thấy rằng, hợp đồng là phương tiện pháp lý cực kỳ quan trọng, sự thỏa thuận về nội dung hợp đồng càng đầy đủ, đặc biệt là trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thì việc phát sinh các hậu quả pháp lý không mong muốn càng ít phức tạp. Hợp đồng sẽ là căn cứ để các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, là chứng cứ để chứng minh tính hợp pháp, hơp lý của tất cả các hành vi của chủ thể được nó điều chỉnh, và trong trường hợp nêu trên, nó là căn cứ để xác định trách nhiệm của chủ trọ trong việc có phải bồi thường thiệt hại hay không.