Mất khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào? Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án khi mất khả năng trả nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em có mua điện thoại Samsung trả góp 3 kỳ, tổng số tiền vay 2 triệu đồng. Sau khi ký hợp đồng bên nhân viên làm hợp đồng giữ cả 2 bản, họ bảo gửi vào Công ty ở Sài Gòn ký nhưng sau đó phía công ty ppf không trả cho em một bản hợp đồng. Sau khi đã trả 3 tháng, em tính kỹ lãi suất cao hơn hai lần so với lãi suất ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định. Khi chậm trễ bị phạt 150.000đ, cao hơn lãi suất 150% nhà nước quy định. Gần đây họ yêu cầu em trả nếu không họ gửi hồ sơ về địa phương, họ dọa kiện ra tòa. Vài lần họ gọi bảo đến văn phòng UBND huyện thanh lý hợp đồng. Em đến lại không thấy người của công ty ở đó nên em về. Em không cố ý trả chậm, là do hoàn cảnh em khó khăn. Cho em hỏi, nếu họ kiện ra tòa thì em có bị xử lý gì không. Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì giữ bạn và công ty PPF có ký kết một hợp đồng vay tài sản. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vay tài sản được “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
“Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Như vậy, bạn có nghĩa vụ trả lãi từ hợp đồng vay tài sản với công ty PPF (gọi là nghĩa vụ dân sự). Trường hợp bạn không trả lãi được, trách nhiệm dân sự của bạn được Bộ luật dân sự quy định như sau:
“Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Theo đó, công ty PPF có quyền gia hạn thêm để bạn trả lãi, nếu quá hạn này mà bạn vẫn không trả được thì bạn vẫn có nghĩa vụ trả nợ và kèm theo đó là bồi thường thiệt hại cho công ty PPF.
>>> Luật sư
Cần lưu ý rằng, trường hợp của bạn là mất khả năng trả nợ, không phải bạn có hành vi lừa đảo phía công ty PPF. Do đó, nếu công ty kiện ra
“Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định”.