Những người làm công tác thư viện hằng ngày phải hoàn thành rất nhiều công việc khác nhau để thư viện có thể phát triển và hoàn thành tốt sứ mệnh được nhà trường giao phó. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mã số và hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thư viện?
Mục lục bài viết
1. Mã số và hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thư viện:
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về chức danh nghề nghiệp nói chung. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về chức danh nghề nghiệp. Theo đó:
– Chức danh nghề nghiệp là khái niệm để chỉ tên gọi thể hiện trình độ năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp nhất định;
– Bộ nội vụ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ/ban ngành/cơ quan ngang bộ có liên quan để quy định cụ thể về hệ thống Danh mục và tiêu chuẩn, mã số chức danh nghề nghiệp.
Tóm lại, chức danh nghề nghiệp viên chức có thể hiểu đơn giản là tên gọi thể hiện trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong đó có lĩnh vực thư viện.
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và được quy định trong một điều luật riêng biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL, có quy định cụ thể về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
Theo đó, khái quát bảng mã số và hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thư viện như sau:
Hạng chức danh | Mã số |
Thư viện viên hạng I | Mã số: V.10.02.30 |
Thư viện viên hạng II | Mã số: V.10.02.05 |
Thư viện viên hạng III | Mã số: V.10.02.06 |
Thư viện viên hạng IV | Mã số: V.10.02.07 |
Đồng thời, để có thể trở thành viên chức thư viện thì cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện sẽ bao gồm một số tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
– Cần phải có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, có thái độ tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
– Trong quá trình làm việc phải có tâm huyết với nghề, cần phải có thái độ trung thực và khách quan, thẳng thắn trong quá trình làm việc, làm việc có tính khoa học, có chính kiến rõ ràng, có thái độ khiêm tốn, giữ thái độ đúng mực trong quá trình tiếp xúc với nhân dân, có ý thức đấu tranh với các hành vi sai trái/tiêu cực, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí;
– Cần phải tôn trọng quyền tiếp cận thư viện và sử dụng thư viện của mọi tầng lớp nhân dân khác nhau theo quy định của pháp luật, đồng thời cần phải có ý thức cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm/loại hình dịch vụ của thư viện;
– Luôn luôn có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp để thực hiện tốt các chức năng/nhiệm vụ được giao;
– Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn.
2. Khi xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thư viện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập cần thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện, có quy định cụ thể về nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện. Theo đó:
– Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL, trong quá trình đó cần phải căn cứ vào vị trí việc làm, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của từng viên chức nhất định;
– Trong quá trình bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện tương ứng sẽ không được phép kết hợp thủ tục nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo đó thì có thể nói, việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập bắt buộc phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ, vị trí việc làm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức đó. Đồng thời, trong quá trình bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện tương ứng thì sẽ không được phép kết hợp với thủ tục nâng bậc lương/hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện, có quy định cụ thể về cách xếp lương. Theo đó, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong chuyên ngành thư viện được quy định cụ thể tại Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL hiện nay đang được áp dụng theo Bảng 3 (tức là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ và viên chức làm việc công tác trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo
– Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng I hiện nay sẽ được áp dụng theo ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (cụ thể là nhóm A3.2), với hệ số lương từ hệ số 5,75 đến hệ số lương 7,55;
– Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II hiện nay sẽ được áp dụng theo ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (cụ thể là nhóm A2.2), với hệ số lương từ hệ số 4,00 đến hệ số lương 6,38;
– Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III hiện nay sẽ được áp dụng theo ngạch lương của viên chức loại A1, với hệ số lương từ hệ số 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV hiện nay sẽ được áp dụng theo ngạch lương của viên chức loại B, với hệ số lương từ hệ số 1,86 đến hệ số lương 4,06.
3. Phân loại viên chức hiện nay như thế nào?
Phân loại viên chức hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Nếu phân loại theo chức trách, nhiệm vụ thì viên chức được phân loại như sau:
+ Viên chức quản lý. Viên chức quản lý là viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, viên chức quản lý cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm điều hành quá trình tổ chức hoạt động, điều hành tổ chức thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức quản lý sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý. Viên chức không giữ chức vụ quản lý là viên chức chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nếu phân loại theo trình độ đào tạo thì viên chức bao gồm:
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện;
– Nghị định 115/2020/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
– Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi NĐ 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý viên chức.
THAM KHẢO THÊM: