Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài? Đặc điểm quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Theo quy định của
Luật sư
1. Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài
Pháp luật Việt Nam ghi nhận và tôn trọng quyền ly hôn của cá nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền ly hôn gắn liền với thủ tục, thẩm quyền, và sự kiểm soát giải quyết việc ly hôn của cơ quan nhà nước. Thẩm quyền tài phán nói chung, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng được xác định dựa trên cơ sở các nguyên tắc về chủ quyền tài phán quốc gia.
Ở Việt Nam, vấn đề ly hôn được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Khoản 1 Điều 39 của BLDS 2015 quy định “Cả nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chẳng quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa cá thành viên gia đình”. Tuy nhiên, chế định ly hôn chỉ có trong Luật HN&GĐ, khái niệm ly hôn được quy định rõ tại khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Như vậy, cơ sở để chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý là một bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quyển yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân, gắn liền với vợ chồng, do vợ chồng tự mình thực hiện mà không thể chuyển giao cho người khác, vì vậy đơn yêu cầu ly hôn của vợ chồng là cơ sở để Tòa án xem xét việc giải quyết ly hôn, nhưng Tòa án có giải quyết cho vợ chồng ly hôn hay không phải dựa vào căn cứ ly hôn được pháp luật quy định.
Theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đã ở nước ngoài. Quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ theo nghĩa rộng, Ly hôn là một phần trong quan hệ HN&GĐ.
Như vậy, có thể khái quát: “Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa vợ và chồng mà ít nhất một trong hai bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến việc ly hôn ở nước ngoài”.
2. Đặc điểm quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Với khái niệm trên thì có thể xác định vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu có một trong bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể:
Khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Để xác định tư cách chủ thể trong ly hôn có yếu tố nước ngoài ta căn cứ vào quốc tịch của các bên chủ thể. Khi có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài thi vụ việc ly hôn đó được xác định là có yếu tố nước ngoài.
Tại Việt Nam, khái niệm người nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”
Thứ hai, về nơi cư trú:
Yếu tố nơi cư trú của các đương sự là quy định được bổ sung trong Luật HN&GĐ năm 2000. Tiếp đó, Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục ghi nhận quy định nảy tại khoản 1 Điều 127 như sau: “Việc ly hôn…giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. ” Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của nước ta và thế giới. Việc áp dụng quy tắc Luật nơi cư trú để giải quyết ly hôn khi người nước ngoài tham gia tại Việt Nam là phù hợp với thực tế. Hiện nay, quan hệ Hôn nhân và gia đình giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam phát sinh ngày càng nhiều. Với quy định này, khi người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết thi vụ việc sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Ngoài ra, tại Điều 7
– Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự
– Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
– Đường sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ôn Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự
– Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Như vậy, mặc dù Nghị quyết này không còn hiệu lực do Bộ luật TTDS năm 2004 đã hết hiệu lực nhưng về cơ bản hướng dẫn nội dung “đường sự ở nước ngoài” vẫn phù hợp, làm cơ sở cho việc xác định những vấn đề liên quan. Dấu hiệu nơi cư trú của đương sự được hiểu là đương sự (người nước ngoài hay người Việt Nam) cư trú ở đấu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết: Vụ án ly hôn được xác định có yếu tố nước ngoài khi đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam hay đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý; đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam hay đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý thì
Thứ ba, về sự kiện pháp lý:
Để xác định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo dấu hiệu sự kiện pháp lý, khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích: quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Với quy định trên, có thể hiểu trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau phát sinh tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài. Ví dụ, theo pháp luật Anh, điều kiện kết hôn do pháp luật của nước nơi đường sự đang cư trú quyết định. Hai công dân Việt Nam cùng chung sống và kết hôn với nhau tại Anh, theo pháp luật Anh. Sau đó hai người chuyển về Việt Nam sinh sống và trong thời gian sống tại Việt Nam họ phát sinh mâu thuẫn và có đơn ly hôn tại Tòa án Việt Nam. Trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn, song việc ly hôn chỉ có thể được giải quyết nếu Tòa án Việt Nam thừa nhận việc kết hôn của họ.
Trong một số trường hợp Việt Nam không công nhận quan hệ hôn nhân nếu việc kết hôn đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (như vi phạm các điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014). Thực tiễn Tư pháp quốc tế cho thấy, hầu như không thể có việc một quốc gia này lại đương nhiên thừa nhận việc áp dụng pháp luật của một quốc gia khác để điều chỉnh quan hệ giữa các công dân nước mình với nhau trên lãnh thổ của nước mình. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo những nguyên tắc. điều kiện và thể thức nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, về nguyên tắc pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp quan hệ đó có người nước ngoài tham gia, có quy phạm pháp luật dẫn chiếu tới và việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Thứ tư, về khách thể:
quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài được xác định là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn: Hai công dân Việt Nam xin ly hôn tại Tòa án Việt Nam nhưng vợ chồng có khối tài sản chung là chiếc xe ô tô cùng một khoản tiền tiết kiệm ở Nhật. Đây được xác định là tài sản ở nước ngoài và do Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng nếu tài sản đó là bất động sản ở nước ngoài thì sẽ phải tuân theo pháp luật nơi có bất động sản (Khoản 3 Điều 127 Luật HN&GĐ năm 2014). Ngoài ra, có thể thấy rằng, yếu tố “tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” không chỉ xảy ra giữa công dân Việt Nam với nhau mà còn tồn tại trong cả quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong quan hệ này, chỉ cần xét đến dấu hiệu chủ thể chúng ta có thể xác định đây là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài; mặc dù vậy, đối với từng dẫu hiệu và từng quan hệ sẽ có cách giải quyết khác nhau, do đó cần phải phân tích kỹ để áp dụng pháp luật giải quyết được đúng đắn.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã liệt kê các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Với quy định của pháp luật hiện hành, ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn chưa được liệt kê đầy đủ và kịp thời để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên thực tế (Chẳng hạn như vụ việc ly hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau tại Tòa án Việt Nam nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở nước ngoài thì được xác định và giải quyết như thế nào?,…). Chúng ta có thể đưa ra kết luận: vụ việc ly hôn khi có một trong bốn dấu hiệu: chủ thể, nơi cư trú, sự kiện pháp lý, khách thể ở nước ngoài thì sẽ được giải quyết theo pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài.