Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Lao động

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mới nhất 2023?

  • 31/01/202331/01/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    31/01/2023
    Luật Lao động
    0

    Tiền lương luôn là một vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm và muốn được hiểu rõ nhất thành quả lao động của mình. Mỗi loại lương sẽ có công thức tính toán khác nhau. Hiện nay, có các khái niệm về lương như lương tối thiểu, lương cơ sở, lương cơ bản.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lương cơ bản là gì?
      • 2 2. Phân biệt lương cơ bản và lương cơ sở:
      • 3 3. Cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất:
        • 3.1 3.1. Mức lương cơ bản đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân:
        • 3.2 3.2. Mức lương cơ bản đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước:

      1. Lương cơ bản là gì?

      Tiền lương: là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

      Lương cơ bản là mức lương đang qua thỏa thuận của người lao động và người dùng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong đơn vị đó

      Lương cơ bản của một lao động không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận mà còn lệ thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc cụ thể.

      Lương cơ bản không bao gồm  tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác, do vậy lương cơ bản chẳng phải lương thực nhận của người lao động. Hay lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất và người lao động nhận được khi sử dụng việc trong doanh nghiệp.

      2. Phân biệt lương cơ bản và lương cơ sở:

      Lương cơ sở là mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

      Mức lương cơ sở áp dụng thời điểm năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng.

      Lương cơ sở có ý nghĩa được dùng để làm căn cứ:

      – Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;

      – Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

      – Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

      Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

      Lương cơ bản: là mức lương đang qua thỏa thuận của người lao động và người dùng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong đơn vị đó

      Không có điều luật nào quy định cụ thể về lương cơ bản, vậy lương cơ bản là như thế nào và áp dụng ở đâu, với ai? Qua quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp, chúng tôi thấy khái niệm lương cơ bản được dùng để thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động thường dùng lương cơ bản là mức lương tối thiểu áp dụng cho chính sách lương của mình, ngoài ra, nếu đáp ứng được các điều kiện khác, người lao động sẽ được hưởng thêm chính sách lương khoán theo doanh thu, theo công việc, thưởng và các chế độ phúc lợi khác.

      Lương cơ bản đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội: Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương.

      Lương cơ bản đối với các đối tượng khác (người lao động làm việc cho doanh nghiệp khối tư nhân) sẽ theo cách tính của người sử dụng lao động và dựa vào yếu tố cạnh tranh trên thị trường lao động.

      Đối với doanh nghiệp tư nhân: Lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với đối tượng đã qua học nghề.
      Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đối với đối tượng này, lương cơ bản có sự tính toán đặc biệt hơn so với đối tượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân

      3. Cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất:

      3.1. Mức lương cơ bản đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân:

      Lương cơ bản là mức lương hầu hết được nhiều doanh nghiệp tính toán để trả cho nhân viên. Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương mà doanh nghiệp có nhu cầu thuê và sử dụng người lao động và người lao động thỏa thuận với nhau. Trên thực tế khi doanh nghiệp tính và trả lương cho người lao động thì lương cơ bản 2020 được trả không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền được thưởng hoặc các khoản tiền được bổ sung, các khoản trợ cấp xã hội. Mức lương cơ bản có thể cho người lao động biết được trong quá trình mình làm việc, mức lương thực tế mà doanh nghiệp, tổ chức trả cho mình là bao nhiêu, từ đó họ có thể lựa chọn và tìm kiếm một công việc với mức lương phù hợp theo năng lực của bản thân

      Khi xác định lương có thể căn cứ theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau và mức lương cơ bản có thể được tính theo từng vùng, theo miền,…. Bản chất của tiền lương chúng ta có thể hiểu đó là giá cả và sức lao động, công sức bỏ ra của một người khi làm việc, được xác định chính xác công sức mà họ bỏ ra dựa trên thành quả mà họ làm được, những cống hiến cho công ty, doanh nghiệp. Mặt khác tiền lương còn có thể coi là một động lực để khuyến khích tinh thần hăng say làm việc của mỗi một người lao động.

      Lương cơ bản là lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

      Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương hưu trực tuyến miễn phí

      Trước đây, các doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội còn có cả phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

      Khác với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

      Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu này. Năm 2020, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP như sau:

      – Mức 4.420.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

      – Mức 3.920.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

      – Mức 3.430.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

      – Mức 3.070.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

      Do vậy, lương cơ bản của người lao động trong các doanh nghiệp sẽ là:

      Xem thêm: Cách tính lương, hệ số lương, phụ cấp của cán bộ công chức mới nhất

      – Lương cơ bản vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.

      – Lương cơ bản vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.

      – Lương cơ bản vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.

      – Lương cơ bản vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

        Nhà nước có những quy định cụ thể về việc tính lương cơ bản cho người lao động, đồng thời có thể thực hiện được áp dụng với những trường hợp khác nhau và
      theo các lĩnh vực làm việc khác nhau. Nếu trả lương cơ bản theo những vùng khác nhau, thì chúng ta có thể áp dụng mức lương cho 4 vùng khác nhau trên cả nước. Mỗi vùng có một mức quy định và một cơ sở để áp dụng khác nhau Nếu bạn thuộc một trong những vùng trên bạn có thể yêu cầu doanh nghiệp tăng lương cơ bản của mình để áp dụng đúng theo tiêu chuẩn và quy định của nhà nước.

      Đối với người lao động, theo Nghị định mới nhất của chính phủ, từ ngày 01/01/2020, mức lương của người lao động nằm trong các trường hợp áp dụng lương tối thiểu vùng 2019 được điều chỉnh theo quy định của nhà nước. Trong khi đó, nếu chúng ta thực hiện và áp dụng theo Bộ luật lao động 2019 và căn cứ thêm vào bộ luật  lao động mới nhất đã được sửa đổi bổ sung thì có quy định doanh nghiệp trả lương cho người lao động không được trả với mức thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Nếu như người lao động đang có mức lương cơ bản ít hơn mức lương tối thiểu vùng thì năm 2020 họ sẽ được tăng lương.

      3.2. Mức lương cơ bản đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước:

      Không chỉ có thể tính theo vùng mà một phương thức khác khi doanh nghiệp tính lương đó là áp dụng tính theo hệ số. Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về cách thức tính lương, hệ số lương được tính theo các trường hợp tốt nghiệp các trình độ cấp bậc khác nhau. Cụ thể đối với các lao động đã tốt nghiệp bậc Đại học là hệ số lương là 2,34, lao động đã tốt nghiệp bậc Cao đẳng áp dụng hệ số lương là 2,1, lao động đã tốt nghiệp bậc Trung cấp được hưởng hệ số lương là 1,86. Nếu áp dụng tính lương cơ bản 2020 chúng ta sẽ áp dụng công thức:
      Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

      Dựa theo quy định của Nghị quyết mới nhất về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, đối với các cán bộ, công chức hay viên chức sẽ được áp dụng mức lương cơ bản 2020 mới. Cụ thể:

      Xem thêm: Quy định về cách tính ngày công hưởng lương cho người lao động

      – Từ ngày 01.01.2020 cho đến ngày 30.06.2020 sẽ áp dụng mức lương mới là 1.490.000 đồng/tháng (dựa trên Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
      – Từ ngày 01.07.2020 cho đến 31.12.2020 sẽ áp dụng mức lương mới là 1.600.000 đồng/tháng (dựa trên Nghị quyết 86/2019/QH14). Lương theo bậc của đội ngũ này cũng được tăng do áp dụng mức lương tăng. Có thể tùy theo từng địa vị và chức vụ khác nhau lương cũng sẽ tăng từ khoảng 200.000 đồng – 400.000 đồng/tháng

      Trong đó, mức lương cơ sở năm 2019 được nhà nước quy định giống như sau:

      Từ 01/01 – 30/06/2019: 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP)

      Từ 01/07 – 31/12/2019: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14

       Mức lương cơ sở năm 2020:

      + Từ 01/01/2020 – 30/6/2020: Mức 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP).

      + Từ 01/7/2020 – 31/12/2019: Mức 1.600.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết số 86/2019/QH14).

      – Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực

      Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương trực tuyến miễn phí

        Xem thêm: Lương cơ bản, hệ số lương cơ bản cập nhật mới nhất năm 2022

        Theo dõi chúng tôi trên
        4.5 / 5 ( 2 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cách tính lương

        Lương cơ bản


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Hệ số lương, thang bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp

        Lương quân nhân chuyên nghiệp là mức lương mà các quân nhân được hưởng theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp, kinh nghiệm, trình độ và chức vụ trong lực lượng vũ trang. Dưới đây là Hệ số lương, thang bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp.

        Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân khi nhận lương gross

        Hiện nay, khi tham gia lao động, người lao động sẽ thường gặp khái niệm tính lương tại doanh nghiệp là lương gross và lương net. Đây là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực kinh tế được các doanh nghiệp sử dụng khi thỏa thuận về lương với người lao động. Vậy cụ thể thế nào là lương gross? Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi nhận lương gross như thế nào?

        Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Kèm ví dụ cụ thể?

        Lương hưu là gì? Đối tượng được tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Thủ tục hưởng lương hưu? Ví dụ về cách tính lương hưu 5 năm cuối?

        Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học, THCS và THPT

        Khái quát về các cấp Tiểu học, THCS và THPT? Trường Tiểu học, THCS và THPT dịch sáng tên tiếng Anh là gì? Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học? Cách tính lương giáo viên các cấp THCS? Cách tính lương giáo viên các cấp THPT?

        Cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

        Lương hưu là gì? Tìm hiểu vể bảo hiểm xã hội tự nguyện? Phương thức và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Điều kiện và cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

        Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông

        Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông là gì? Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông tiếng anh là gì? Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông?

        Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học cơ sở

        Tính Lương cho giáo viên trung học cơ sở là gì? Tính Lương cho giáo viên trung học cơ sở tiếng anh là gì? Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học cơ sở?

        Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên tiểu học, mầm non

        Tính Lương cho giáo viên tiểu học, mầm non là gì? Tính Lương cho giáo viên tiểu học, mầm non tiếng anh là gì? Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên tiểu học, mầm non 2021?

        Lương net là gì? Lương Gross là gì? Khác nhau ở điểm nào?

        Lương net là gì? Lương Gross là gì? Phân biệt lương gross và lương net? Người lao động nên chọn hình thức nhận lương gross hay nhận lương net? Cách tính lương net? Các khoản phí cơ bản mà người lao động phải đóng?

        Hệ số lương là gì? Hệ số lương cơ bản và cách tính lương theo hệ số?

        Hệ số lương là gì? Hệ số lương cơ bản? Cách tính lương theo hệ số? Những cách trả lương thường dùng hiện nay?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ