Luật sư tư vấn về việc đứng chung quyền sử dụng đất. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Luật sư tư vấn về việc đứng chung quyền sử dụng đất. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Dương Gia. Xin hỏi: Tôi và chị họ muốn mua 1 suất đất tại thành phố Hưng Yên với diện tích là 96m2. Mặt 8m và dài 12m. Như vậy trên sổ đỏ có ghi được tên của cả tôi và chị họ tôi không? Sau này chúng tôi có thể tách sổ mỗi người 48 m2 để lại cho con cháu không? Xin công ty Luật Dương Gia giúp đỡ. Cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 214 Bộ luật dân sự 2005 quy định về sở hữu chung như sau: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với hài sản, tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung. Việc sở hữu chung có thể được xác lập dưới hình thức sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung theo hợp nhất. Cũng theo Bộ luật dân sự 2005, quyền sở hữu chung phải được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
"Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
…”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn và chị gái bạn hoàn toàn có thể cùng góp chung quyền sử dụng đất và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với việc cùng chung quyền sở dụng đất, thì bạn và chị gái bạn được cấp mỗi người một giấy chứng nhận; nếu có yêu cầu thì được cấp chung một Giấy chứng nhận và giao cho một trong hai người đứng ra với tư cách người đại diện.
Việc tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa phù hợp với diện tích cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, cụ thể theo pháp luật hiện hành được quy định tại Quyết định 18/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở; diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Về diện tích tối thiểu để tách thửa, Quyết định 18/2014/QĐ-UBND quy định như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp
"Điều 9. Quy định diện tích tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách thửa để cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
1. Đối với các thửa đất ở tại đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30,0 m2 (ba mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 3,0m (ba mét); kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 5,0m (năm mét).
2. Đối với các thửa đất ở tại nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được quy định như sau:
– Các vị trí đất ven quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, ven chợ thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40,0 m2 (bốnmươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m (bốn mét); kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 8,0m (tám mét).
– Các vị trí đất còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50,0m2 (năm mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m (bốn mét); kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 10,0m (mười mét)."
Trong trường hợp này, bạn phải xem xét xem vị trí của mảnh đất ở đâu, sau khi tách thửa, mỗi thửa được tách có bảo đảm diện tích và kích thước đối có đảm bảo theo quy định trên không thì mới đủ điều kiện để tách thửa theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu sau này bạn muốn tách thành 2 thửa riêng thì diện tích sau khi tách thửa đảm bảo điều kiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và trong hợp đồng mua bán ban đầu, anh và chị gái của anh nên thỏa thuận rõ quyền sở hữu đối với mảnh đất này, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp về sau.