Tôi và anh B có chung vốn làm ăn tại Singapore. Làm ăn thua lỗ và không thể trả lại tiền cho B nên B khởi kiện tôi ở Việt Nam về việc tôi vay tiền và không trả. Pháp luật Việt Nam xét xử như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và anh B có chung vốn hợp tác làm ăn tại Singapore, người bạn tôi muốn đơn phương phá vỡ hợp đồng và rút lại số vốn ban đầu. Vì làm ăn thua lỗ và không thể trả lại tiền cho bạn ngay được nên bạn muốn kiện tôi ở Việt Nam về việc tôi vay tiền và không trả thì cho tôi hỏi tôi sẽ bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 thì:
“Hợp đồng vay tải sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Trường hợp anh B khởi kiện, yêu cầu
Khi tòa án giải quyết vụ tranh chấp dân sự giữa bạn và anh B thì trong thời hạn xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hỏa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và 182 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp, anh B và bạn tự hòa giải và tự giải quyết được tranh chấp thì tòa án ra Quyết định công nhận sự tự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp, hai bên không tự hòa giải được thì tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Và đương nhiên, cho dù tự hòa giải hay tòa án giải quyết thì bạn của bạn vẫn luôn luôn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ trả nợ đối với anh B theo hợp đồng đã giao kết và theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) vì đây là trách nhiệm dân sự mà bạn đó phải gánh chịu do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
>>> Luật sư
Cụ thể, Điều 302 Bộ luật Dân sự quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự như sau:
“- Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”
Như vậy, nếu trong trường hợp bạn và anh B không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xử lí theo quy định của pháp luật.