Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và con trai tôi bị tai nạn giao thông. Thanh niên đâm vào chúng tôi đi xe ngược chiều với chúng tôi, không đội mũ bảo hiểm, tay đang sử dụng điện thoại di động. Sau đó, tôi và con trai được đưa đi cấp cứu, tôi bị chấn thương ở đùi, con trai bị gãy xương đùi, phải phẫu thuật gắn 9 đinh từ đùi đến đầu gối. Khi đó, chồng tôi ở nhà đã thỏa thuận với gia đình thanh niên kia bồi thường với số tiền là 25.000.000 đồng (hai mươi lăm triệu đồng chẵn). Đến nay, đã hơn 3 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn, con trai tôi vẫn chưa đi lại được và phải tập vật lí trị liệu ở Bệnh viên Đa khoa tỉnh Daklak. Nay, tôi muốn hỏi luật sư, tình hình hiện tại là như vậy, bây giờ, tôi đi kiện có được không? Mong luật sư giải quyết thắc mắc và tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Theo như bạn trình bày, bạn bị chấn thương ở đùi, con trai bị gãy xương đùi, như vậy bị thiệt hại về tài sản. Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về bồi thường thiệt hại sức khỏe: 1900.6568
Theo quy định trên thì ai là người có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại. Nếu bạn và con bạn thực hiện đúng các quy định về giao thông đường bộ, đi đúng làn đường phần đường, không vi phạm tốc độ,..người thanh niên có hành vi đi ngược chiều với bạn, vi phạm quy định về giao thông đường bộ là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn và con bạn đến khi phục hồi toàn bộ.
Do đó, bạn có quyền yêu cầu người gây thiệt hại cho bạn bồi thường các khoản trên cho bạn và con bạn. Nếu người gây thiệt hại không đồng ý bồi thường thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây thiệt hại cư trú để yêu cầu giải quyết.
Nếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho bạn và con bạn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.