Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật kinh doanh bảo hiểm là gì? Tìm hiểu các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm?

Tư vấn pháp luật

Luật kinh doanh bảo hiểm là gì? Tìm hiểu các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Luật kinh doanh bảo hiểm là gì? Phạm vi điều chỉnh của luật kinh doanh bảo hiểm? Nguyên tắc của luật kinh doanh bảo hiểm? Nội dung chính của luật kinh doanh bảo hiểm?

    Cuộc sống hằng ngày của con người không thể tránh được những rủi ro. Những rủi ro có thể do các yếu tố tự nhiên như bão, lũ, động đất,… hoặc do con người gây ra,… Đề khắc phục có hiệu quả những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với tất cả khả năng, giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại,… chúng ta thường sử dụng biện pháp bảo hiểm. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức kinh doanh bảo hiểm. Để quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chúng ta có Luật Kinh doanh bảo hiểm nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm này

    *Cơ sở pháp lý

    – Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010, năm 2019.

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Luật kinh doanh bảo hiểm là gì?
      • 1.1 1.1. Bảo hiểm là gì?
      • 1.2 1.2. Kinh doanh bảo hiểm là gì?
      • 1.3 1.3. Luật Kinh doanh bảo hiểm là gì?
    • 2 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm:
    • 3 3. Nguyên tắc của Luật Kinh doanh bảo hiểm:
    • 4 4. Nội dung chính của Luật Kinh doanh bảo hiểm:

    1. Luật kinh doanh bảo hiểm là gì?

    1.1. Bảo hiểm là gì?

    Bảo hiểm thực chất là việc con người phải dành ra một phần sản phẩm trong kết quả lao động hàng năm của mình để lập ra quỹ dự trữ đủ lớn về vật tư hoặc bằng tiền nhằm

    – Hỗ trợ tài chính cho việc để phòng và hạn chế tổn thất khi hiểm hoạ chưa và đang xảy ra .

    – Bù đắp và bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về người và tài sản sau khi xảy ra hiểm họa

    Có thể phân loại bảo hiểm thành:

    – Bảo hiểm không mang tính kinh doanh (Bảo hiểm phi thương mại): Là loại hình bảo hiểm do cơ quan, tổ chức của nhà nước thực hiện nhằm thực hiện chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước, nó đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước . Mục đích của hoạt động bảo hiểm này không đặt ra mục tiêu kinh doanh lấy lợi nhuận. Loại hình bảo hiểm phi thương mại ở nước ta hiện nay bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp,…

    Bảo hiểm mang tính kinh doanh là loại hình bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiên nhằm mục đích sinh lợi thông qua việc lập quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí  bảo hiểm của người tham gia, từ quỹ này được sử dụng để bồi thường, chi trả cho đối tượng được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm.

    1.2. Kinh doanh bảo hiểm là gì?

    Kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa: “Là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm  nhằm đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm , trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

    Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm và người thụ hưởng

    Người được bải hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Người thụ hưởng bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

    Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi có sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệm bảo hiểm phải trả tiền bảo hiềm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên bảo hiểm phải đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp theo thời hạn bảo hiểm và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

    Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích thu lợi nhuận là là hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

    1.3. Luật Kinh doanh bảo hiểm là gì?

    Luật kinh doanh bảo hiểm là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm của tổ chức kinh doanh bảo hiểm và chủ thể tham gia bảo hiểm

    Luật Kinh doanh bảo hiểm tiếng Anh là “Law on insurance business“.

    2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm:

    Luật Kinh doanh bảo hiểm có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm) và các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật Kinh doanh hiểm quy định).

    3. Nguyên tắc của Luật Kinh doanh bảo hiểm:

    Nguyên tắc của Luật kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

    Đầu tiên là nguyên tắc tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.

    Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

    4. Nội dung chính của Luật Kinh doanh bảo hiểm:

    Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về các loại hình bảo hiểm gồm: Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ; Bảo hiểm sức khỏe;

    Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Gồm có hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Hợp đồng bao hiểm phải được lập thành văn bản. Hợp đồng bảo hiểm cần có các nội dung về tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm;  Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; Các quy định giải quyết tranh chấp; Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định;…;  có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;…theo Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm; yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;… có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;… theo Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng quy định chi tiết về các loại hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự về đối tượng hợp đồng, số tiền bảo hiểm, căn cứ trả tiền,…

    Doanh nghiệp bảo hiểm gồm các loại hình: công ty cổ phần bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các doanh nghiệp bảo hiểm có nghiệp vụ là kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm; đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; giám định tổn thất; đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; quản lý quỹ và đầu tư vốn theo Điều 59, Điều 60 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật quy định về điều kiện thành lập cũng như thẩm quyền cấp giấy phép cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

    Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm có thể  giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Luật quy định về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm, nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm…

    Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới thực hiện việc cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

    Về vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm do Chính phủ quy định. Và doanh nghiệp bảo hiểm phải ký quỹ tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Doanh nghiệp khoản có khoản dự phòng nghiệp vụ nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

    Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực: mua trái phiếu Chính phủ; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác; cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

    Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Luật quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động, thẩm quyền cấp giấy phép, hồ sơ cấp giấy phép,…

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Kinh doanh bảo hiểm

    Luật kinh doanh bảo hiểm


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

    Kinh doanh bảo hiểm là gì? Đối tượng áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm?

    Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là gì? Nội dung và ý nghĩa?

    Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là gì? Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm?

    Quy tắc bảo hiểm là gì? Giấy chứng nhận bảo hiểm là gì?

    Quy tắc bảo hiểm là gì? Giấy chứng nhận bảo hiểm là gì?

    Bảo hiểm trên giá trị là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị?

    Bảo hiểm trên giá trị là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị?

    Bảo hiểm dưới giá trị là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị?

    Bảo hiểm dưới giá trị là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị?

    Hồ sơ và thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh bảo hiểm

    Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh bảo hiểm? Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh bảo hiểm?

    Quy định thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm

    Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm? Quy định thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm?

    Cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm

    Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm? Cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm?

    Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận với doanh nghiệp bảo hiểm

    Quy định về lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm? Quy định về phân phối lợi nhuận với doanh nghiệp bảo hiểm?

    Nội dung chính sách quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

    Quy định về nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm? Phân tích các nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ