Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay được coi là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền tài sản của người bị hại. Vậy thì, lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị hại rút đơn có làm sao không?
Mục lục bài viết
1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị hại rút đơn thì có sao không?
1.1. Dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 174 của
Thứ nhất, khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Có thể nói tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu do bộ luật hình sự quy định, do vậy cho nên khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản. Đây là quan hệ xã hội chủ yếu bị hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại. Do đặc điểm của tội phạm này là chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản nên đây là điểm khác biệt so với các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác ví dụ như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản … vì các tội này ngoài khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu thì người phạm tội còn nhắm đến khách thể quan trọng khác đó là quyền bảo vệ về tính mạng và sức khỏe của người bị hại.
Thứ hai, mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay thì hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới hai hành vi thực tế là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Trong đó hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin giả tạo nhầm mục đích để bị hại tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản của họ cho người phạm tội. Thực tế hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Còn hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái quy định của pháp luật tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác thành tài sản của mình. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành khi có hậu quả xảy ra. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản trên thực tế. Bên cạnh đó thì có thể thấy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là trong cấu thành tội phạm có phản ánh dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả của tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Chính vì vậy việc xác định tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc và đây là dấu hiệu định lượng để có thể xác định cấu thành cơ bản hoặc cấu thành định không tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dấu hiệu hậu quả hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Thứ ba, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay thì người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó thì chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không ở trong tình trạng được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự năm 2015, người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp phạm tội. Do chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường cho nên không có ngoại lệ với người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch khi thực hiện hành vi lừa đảo trên lãnh thổ của Việt Nam, trường hợp được quyền quyền miễn trừ tư pháp thì trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.
Thứ tư, mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lỗi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là lỗi cố ý. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể có một hoặc nhiều động cơ khác nhau nhưng chủ yếu là động cơ vụ lợi do tham lam hoặc do hoàn cảnh khách quan để thỏa mãn nhu cầu của bản thân … Nếu một người thực hiện hành vi lừa dối để nhận được tài sản của người khác với mục đích sử dụng mà không nhầm mục đích chiếm đoạt tài sản đó thì người đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có thể bị truy cứu về một tội phạm khác nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm đó.
Tham khảo quy định về: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự
1.2. Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị hại rút đơn:
Theo như phân tích ở trên thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay được quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 155 của
– Chỉ được tiến hành hoạt động khởi tố vụ án về tội phạm quy định cụ thể tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi có yêu cầu của bị hại trong vụ án đó hoặc khi có yêu cầu của người đại diện bị hại khi bị hạ được xác định là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc nhược điểm về thể chất, hoặc bị hại đã qua đời;
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì mức án thuộc những trường hợp nêu trên sẽ phải được đình chỉ theo quy định của pháp luật, trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố vụ án trái với ý muốn của họ, do họ bị ép buộc hoặc bị cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức nào, thì khi đó mặc dù người yêu cầu đã rút yêu cầu khởi tố theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là cơ quan điều tra và viện kiểm sát,
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật thì sẽ không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án do bị ép buộc hoặc bị cưỡng bức.
Như vậy theo điều luật nói trên thì có thể thấy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Người nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn có quyền rút đơn trong trường hợp này tuy nhiên việc rút đơn khởi kiện vẫn sẽ không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án. Cơ quan điều tra vẫn sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động khởi tố theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Trường hợp người phạm tội đã hoàn trả hết số tiền lừa đảo và bị hại tự nguyện rút đơn, thì tính tết này sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015, có quy định một số tình tiết giảm nhẹ hình sự như sau:
– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng …
Như vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê là một trong những tội coi tố theo yêu cầu của bị hại cho nên khi bị hại rút đơn khởi kiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi này vẫn sẽ được cơ quan điều tra tiến hành hoạt động khởi tố theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Một số lưu ý chung khi làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Khi làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị hại cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
– Hành vi mà các chủ thể làm đơn tố cáo có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không để tránh trường hợp vu khống, vì vậy cần phải tuân thủ theo những dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo như phân tích ở trên;
– Xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đối với hành vi tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
– Khi soạn đơn thì các chủ thể cần phải trình bày trong đơn lừa đảo chiếm đoạt tài sản những nội dung cơ bản của đơn, thông tin cơ bản của người làm đơn và địa chỉ liên hệ …;
– Đơn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được viết bằng tiếng phổ thông và hạn chế tối đa việc sử dụng tiếng địa phương khi trình bày;
– Nội dung của đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải trình bày có đầu có đuôi và diễn tả một cách rõ nghĩa … Vì vậy cần phải lưu ý những điểm này để có thể soạn đơn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng quy cách.
3. Thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thủ tục tố cáo đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được căn cứ quy định cụ thể tại Điều 144 và Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó thì công dân có thể tiến hành hoạt động tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Công dân có thể tố cáo hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát hoặc tòa án hoặc một số cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan điều tra và viện kiểm sát sẽ có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật, nếu xét thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu người tố cáo bổ sung sao cho phù hợp;
– Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan chức năng sẽ phải có trách nhiệm xác minh sự việc và tiến hành điều tra trên thực tế, sau đó trả lời bằng văn bản cho người tố cáo biết về kết quả xử lý đối với đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.