Chuyên đề tư vấn tâm lý là những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý học sinh được giáo viên xây dựng, lựa chọn có hệ thống để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận, thực hành từ đó giúp học sinh nâng cao hiểu biết về vấn đề đó. Cùng bài viết này tìm hiểu Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS nhé:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở là gì?
- 2 2. Tầm quan trọng của việc tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở:
- 3 3. Các kỹ năng cần có trong việc lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS:
- 4 4. Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở:
1. Chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở là gì?
Chuyên đề tư vấn tâm lý là cho học sinh Trung học cơ sở là những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý của học sinh được giáo viên nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn thực hiện một cách có hệ thống.
Tư vấn tâm lý cho học sinh là một trong những hoạt động hỗ trợ học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục, hướng đến tất cả học sinh trong nhà trường, nhằm đảm bảo cho mỗi học sinh có sức khỏe thể chất và tâm lý ổn định, tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân.
Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh Trung học cơ sở là một hoạt động nằm trong những hoạt động giáo dục và dạy học ở trường học. Đây là một hoạt động hữu ích được xây dựng dựa trên các cơ sở lý thuyết để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận, thực hành. Từ đó có thể giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết, có định hướng đúng đắn hơn về những vấn đề riêng tư của bản thân, những vấn đề của xã hội hoặc giúp học sinh có thể xác định cụ thể mong muốn của bản thân trong tương lai.
Hoạt động này không chỉ có vai trò hỗ trợ các vấn đề về mặt tâm lý cho học sinh mà còn có vai trò giúp ích rất nhiều cho các thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh có thể tìm hiểu, nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề có liên quan đến học đường cũng như các mối quan hệ giữa họ với học sinh.
2. Tầm quan trọng của việc tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở:
Đứng trước thực trạng áp lực học hành của các em học sinh ngày càng tăng cao, hơn nữa ở cấp trung học cơ sở là giai đoạn trẻ đang dậy thì, có biển đổi lớn về mặt thể chất và tâm lý. Để giải quyết tình trạng căng thẳng của tâm lý học đường thì giải pháp tốt và hữu hiệu nhất đó chính là tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý học đường:
– Quá trình tư vấn tâm lý cho học sinh sẽ giúp các em học sinh đối mặt và tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng nhưu trong cuộc sống hàng ngày. Giúp các em giải quyết được những vấn đề đang gặp phải sẽ cảm thấy thoái mái hơn, giảm bớt cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho việc học tập đạt hiệu quả cao hơn và cuộc sống cũng trở nên vui vẻ hơn. Phương pháp này còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, giữa học trò với thầy cô, giữa bạn bè với nhau,…
– Việc nhà trường có thể áp dụng xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn học đường cho học sinh THCS từ sớm sẽ giúp phòng tránh được các nguy cơ tiêu cực tiềm ẩn có thể xảy ra như chán học, bỏ học, đánh nhau, các hành vi vi phạm pháp luật, tự hủy hoại bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã hội,… vaf có hướng xử lý kịp thời.
– Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy nhà trường cần cần chú ý quan tâm đến vấn đề này hơn và bố trí những giáo viên hoặc các chuyên gia, bác sĩ tâm lý đảm nhiệm vai trò này, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường ở tâm lý học sinh và đề ra phương pháp tư vấn, xử lý vấn đề tốt nhất.
– Công tác tư vấn tâm lý học đường cho các bạn học sinh không chỉ giúp hạn chế các vấn đề tiêu cực trong học đường mà còn giúp cho đời sống của học sinh được thoải mái và hạnh phúc hơn.
3. Các kỹ năng cần có trong việc lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS:
– Kỹ năng lắng nghe: Là khả năng giáo viên tập trung chú ý, quan tâm, thấu hiểu suy nghĩa, cảm xúc, vấn đề của học sinh và đưa ra những phản hồi phù hợp.
– Kỹ năng đặt câu hỏi: Là khả năng của giáo viên trong việc khái thác thông tin từ phía học sinh, làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa rõ, khuyến khích học sinh tự bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình.
– Kỹ năng thấu hiểu (thấu cảm): Là khả năng giáo viên biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vến đề cũng như tâm tư, tình cảm của học sinh để chia sẻ và giúp các em tự tin đối diện và giải quyết vấn đề của mình.
– Kỹ năng phản hồi: Là khả năng của giáo viên truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của học sinh nhằm kiểm soát lại thông tin từu phía học sinh, đồng thời thể hiện thái độ quan tâm cũng như khích lệ, động viên học sinh nhận thức về vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ của mình để thay đổi.
– Kỹ năng hưỡng dẫn: Là khả năng của giáo viên đáp ứng nhu cầu về thông tin của học sinh giúp học sinh thu được những thông tin khách quan, có giá trị, đồng thời gợi dẫn cho học sinh cách thức giải quyết vấn đề dựa vào tiềm năng, thế mạnh của chính em.
4. Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở:
Quy trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trung học cơ sở bao gồm 4 bướcc cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng các chuyên đề
Trước khi lựa chọn tiến hành một chủ đề tư vấn tâm lý phù hợp cho học sinh, giáo viên cần xây dựng danh mục các chủ đề liên quan có thể thực hiện được trong hoạt động giảng dạy, giáo dục. Công việc này cần được thực hiện thông qua việc khảo sát nhu cầu của sinh viên. Khảo sát nhu cầu là quá trình thu thập một cách có hệ thống những thông tin về mong muốn, vấn đề còn tồn tại của học sinh để định hướng lựa chọn những vấn đề cần phát triển trong chủ đề tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Có nhiều cách khác nhau để giáo viên có thể tìm hiểu những nhu cầu, vấn đề tồn tại trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của học sinh mà chưa biết cách giải quyết, bao gồm: Các phương pháp chính thức và các phương pháp không chính thức hoặc thông qua thống kê số lượng học sinh vi phạm pháp luật. nội quy, kỷ luật nhà trường… Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng nên giáo viên cần cân nhắc điều kiện kết hợp các phương pháp trên để đạt được kết quả. Giá cả phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Bước 2. Lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí
Sau khi khảo sát nhu cầu, dựa trên danh sách các chủ đề đã đề xuất, giáo viên lựa chọn một chủ đề cụ thể để thiết kế, với các nhiệm vụ cụ thể sau:
Nhiệm vụ 1: Xác định mục đích thiết kế chủ đề tư vấn tâm lý;
Nhiệm vụ 2: Đánh giá đầu vào;
Nhiệm vụ 3: Phân tích kết quả và xây dựng kế hoạch;
Nhiệm vụ 4: Thiết kế chuyên đề.
Bước 3. Tổ chức thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí
Là quá trình giáo viên thực hiện các nhiệm vụ đã xác định ở bước 2 vào thực tế nhà trường. Khi tổ chức buổi tư vấn tâm lý, giáo viên cần quan sát, theo dõi, đánh giá mức độ tham gia, thái độ, phản ứng của học sinh để điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí
Đề tài tư vấn tâm lý cho học sinh không nên xây dựng một lần và chỉ sử dụng một lần mà nên tiếp tục sử dụng cho năm học/cấp lớp tiếp theo nếu học sinh có nhu cầu. Vì vậy, việc đánh giá tính hiệu quả của đề tài là cần thiết.