Phải làm sao để không bị mắng khi xin chữ ký của bố mẹ?

Việc xin chữ ký bố mẹ thực sự rất rất khó đối với các bạn học sinh, do hầu hết các trường hợp phải xin chữ ký của các bạn là những trường hợp các bạn mắc phải những lỗi lầm. Và nhiều bạn sẽ bị mắng khi xin chữ ký bố mẹ. Vậy phải làm sao để không bị mắng khi xin chữ ký của bố mẹ.

1. Tại sao học sinh phải xin chữ ký bố mẹ?

Đứng từ khía cạnh pháp luật, học sinh hầu hết là ở độ tuổi chưa thành niên, dưới mười tám tuổi, và ở độ tuổi này, các bạn chưa có đủ năng lực hành vi dân sự của một công dân. Chỉ có một số trường hợp đơn giản là các bạn trên mười bốn tuổi hoặc trên mười sáu tuổi là có thể tự làm một số công việc và quyết định dân sự. Chính vì vậy, bố mẹ sẽ là người giám hộ cho các bạn học sinh. Đây là lý do từ khía cạnh pháp luật mà học sinh phải xin chữ ký bố mẹ.

Đứng từ khía cạnh thực tế thì giáo viên cần có sự xác thực và sự đồng hành của phụ huynh trong quá trình rèn luyện cho sự phát triển của trẻ. Mỗi sự việc học sinh cần xin chữ ký bố mẹ hầu hết là những trường hợp do giáo viên yêu cầu. Việc bố mẹ đặt bút ký tên hoặc nêu thêm ý kiến của bản thân sẽ giúp giáo viên biết được sự đồng hành của bố mẹ với con cái ở mức độ nào. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có nhiều hơn sự trao đổi với phụ huynh học sinh để giúp con cái phát triển toàn diện về tri thức và cả đời sống tinh thần. 

Một số trường hợp thường gặp mà học sinh phải xin chữ ký bố mẹ có thể kể đến như: học sinh xin chữ ký bố mẹ cho những báo cáo tổng kết học tập của mình hoặc nói đơn giản là bảng điểm; học sinh cần xin chữ ký khi bị yêu cầu viết bảng kiểm điểm; hoặc những đơn xin học, mở lớp hay nói tổng quát là đơn xin tham gia những hoạt động cũng cần xin chữ ký bố mẹ mình. 

2. Làm sao để không bị mắng khi xin chữ ký bố mẹ?

Khi chúng ta gặp phải bất cứ vấn đề gì. Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ một điều rằng trốn tránh không thể giải quyết được bất cứ một vấn đề gì.

Thứ hai, chủ động gánh vác trách nhiệm mà mình phải gánh vác. Bản thân bạn phải thành khẩn. Chủ động phân tích nguyên nhân dẫn đến thành tích, điểm kiểm tra thấp với bố mẹ. Để bố mẹ biết rằng, bạn cũng rất quan tâm và biết rõ thành tích của mình. Đồng thời bạn là người có trách nhiệm với bản thân mình. Cụ thể: Thực ra con người sống ở đời ai cũng phải thất bại. Bạn có thể nói với bố mẹ rằng: “Tất cả đều tại con bất cẩn. Nên thành tích điểm thi mới không được tốt. Lần này con tự biết là điểm thi của con kém, con hứa từ này về sau sẽ chăm chỉ học hành. Lần sau chắc chắn sẽ đạt được điểm cao.”

Thi cử, thành tích học tập kém, đầu tiên cần phải làm rõ nguyên nhân vì sao lại bị điểm kém. Sau đó nói sự thật với bố mẹ. Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Chỉ cần thành thật mọi việc đều có thể  giải quyết được. Sau đó, Thừa nhận điểm thi kém với bố mẹ. Nói rõ nguyên nhân vì sao bị điểm kém cho bố mẹ biết. Sau đó dành nhiều thời gian vào học tập hơn trước. Đồng thời giúp bố mẹ làm một số công việc nhà. Làm như vậy, bố mẹ sẽ không tức giận và mắng mỏ bạn nữa. Bởi bố mẹ nhìn thấy sự nỗ lực của bạn.

Cuối cùng là xem xem bố mẹ bạn là những người có tính cách như thế nào. Ví dụ như bố mẹ tôi thuộc tuýp người vô cùng ít nói. Đến nay, điều này vẫn trở thành nỗi ám ảnh trong lòng tôi. Thế nhưng, cá nhân tôi nghĩ rằng, nếu như một ngày nào đó tôi cũng được làm cha làm mẹ. Tôi cũng phải đối mặt trước thành tích học tập của con cái. Tôi nghĩ rằng, làm bố làm mẹ không nên lo lắng nhất là khi con cái mình thi cử thành tích kém. Mà là việc con cái biết mình đang ở đâu. Và thái độ của chúng đối với điều đó. Không biết vì sao thành tích lại thấp, điểm thi lại kém mới là đáng sợ.

3. Cách ứng xử của bố mẹ khi học sinh xin chữ ký?

Ở đây, Luật Dương Gia muốn chia cách ứng xử của bố mẹ khi học sinh xin chữ ký thành hai trường hợp lớn thường gặp:

Trường hợp đầu tiên: Phụ huynh thoải mái vui vẻ khi con cái xin chữ chữ kỹ. Cách ứng xử này sẽ đúng với tất cả phụ huynh trong tình huống con cái xin chữ ký cho bảng điểm hay báo cáo tổng kết học tập và thực tế là thành tích con cái phải là tốt. Lý do đơn giản vì khi bạn đã học tốt, bạn đã đạt được mục tiêu bạn đặt ra hay bố mẹ đặt ra thì chắc chắn bố mẹ bạn sẽ rất tự hào về bạn và đương nhiên họ sẽ rất sẵn sàng ký tên cho bạn. Bên cạnh đó, những lá đơn tham gia các hoạt động cũng hầu hết dễ dàng xin chữ ký bố mẹ. Những lá đơn tham gia các lớp học thêm, hay các lớp bồi dưỡng kiến thức sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, cải thiện thêm chất lượng việc học ở nhà trường. Và tư duy của bố mẹ có thể theo hướng là con cái của học có thể lười nhác nhưng việc tham gia các lớp học như này sẽ giúp con cái của họ có thêm thời gian nghiêm túc vào việc học. Ngoài ra, các lớp học hay các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng cũng giúp học sinh phát triển toàn diện hơn. Vì hiện nay, các bạn học sinh ngày càng năng động và xã hội cũng ngày càng yêu cần khắt khe hơn với thế hệ trẻ. Xã hội sẽ ưu tiên, dành sự quan tâm cho những bạn có những kỹ năng mềm có thể ở mức cơ bản nhưng ít nhất là biết và có nền tảng. Và chính những kỹ năng mềm cũng giúp trẻ học hỏi, kết giao và phát triển hơn. Và một tình huống bố mẹ sẽ vui vẻ ký tên cho những tờ đơn con cái đưa chính là xuất phát từ bản thân bố mẹ, đó là những ông bố bà mẹ có cách đối ứng nhẹ nhàng với con. Họ muốn con cái nhẹ nhàng nhận thức những lỗi lầm của mình để thay đổi chính vì thế họ nhẹ nhàng nói chuyện cùng con cái để tất cả cùng nhìn nhận. Đây có lẽ là cách dạy con rất tốt vì ai cũng từng có lỗi lầm nên việc giúp trẻ nhìn nhận và sửa sai sẽ tốt hơn là việc chỉ trích, mắng chửi con. Vì vậy, bố mẹ sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở con và ký tên cho con.

Trường hợp thứ hai: trái ngược với trường hợp trên, bố mẹ sẽ khó chịu và có thể mắng chửi thậm chí không muốn ký tên khi con cái xin chữ ký. Tình huống này hay gặp nhất khi con cái xin chữ ký bố mẹ cho bản kiểm điểm. Bản kiểm điểm là hình thức kỷ luật khi học sinh vi phạm kỷ luật, nội quy trường lớp. Trong trường hợp này, nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ việc bố mẹ chưa hiểu rõ sự việc của con và do tư duy có khuynh hướng không muốn có những điều làm xấu mặt trong cuộc sống. Cách ứng xử thông minh trong trường hợp này chính là: con cái nên để thời gian cho bố mẹ bình tĩnh và hết giận. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, do tính cách mạnh và suy nghĩ tiêu cực của bố mẹ mà bố mẹ sẽ không chịu ký bản kiểm điểm cho con. Tiếp theo, trái với trường hợp thứ nhất, học sinh sẽ bị mắng khi xin chữ ký bố mẹ nếu đó là báo cáo tổng kết học tập hay bảng điểm mà kết quả kém. Bố mẹ sẽ tức giận vì thậm chí một số bố mẹ mắc phải căn bệnh thành tích chính vì thế sẽ có thể mắng chửi rồi không chịu ký cho con cái. Và còn một trường hợp nữa bố mẹ cũng sẽ cáu giận khi con cái xin chữ ký. Đó chính là khi học sinh xin chữ ký cho các lá đơn tham gia các lớp học, thậm chí đối với các lớp học kiến thức bố mẹ cũng sẽ tức giận vì cho rằng nó không cần thiết và thay vào đó học sinh có thể tự học để tiết kiệm tiền. Và đối với các lớp học kỹ năng hay các hoạt động ngoại khóa thì không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng hiểu hết những lợi ích của các lớp học, hoạt động như này nên thái độ mắng chửi, cáu giận là dễ hiểu.

4. Hệ quả từ cách ứng xử của bố mẹ:

Từ hai trường hợp trên về các cách ứng xử của bố mẹ khi học sinh xin chữ ký cũng dẫn đến những hệ quả khác nhau đối với con cái.

Trong trường hợp bố mẹ vui vẻ ký tên cho con cái sẽ giúp những đứa trẻ vui vẻ theo và chúng sẽ nhận ra lỗi lầm của mình để mà sửa sai. Tuy nhiên chúng cũng có thể bị nhờn nếu như bố mẹ quá dễ dãi. Điều này cũng dẫn đến mối quan hệ hòa hợp trong gia đình. 

Ngược lại trong trường hợp bố mẹ chửi mắng, tức giận khi con cái xin chữ ký sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Chúng có thể khiến những đứa trẻ càng trở lên nổi loạn. Và có những trường hợp khi con cái mắc sai lầm mà không nhận được sự bao dung từ gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của chúng, hệ quả là những tình huống không thể lường trước được do ở độ tuổi phát triển, trẻ thường có những suy nghĩ bồng bột.

5. Bài học cho cách ứng xử của con cái và bố mẹ:

Đối với học sinh, trước khi xin chữ ký bố mẹ chúng ta cần chia sẻ nhiều hơn với bố mẹ, và giúp bố mẹ nắm được tình huống một cách chi tiết.

Thực tế, ai cũng từng mắc sai lầm và học sinh cũng vậy. Khi những đứa trẻ mắc sai lầm, chúng cần có người giúp chúng nhìn nhận ra những khuyết điểm đó và sửa sai. Vì vậy thay vì nặng lời trách móc con cái, phụ huynh trước hết nên tìm hiểu rõ sự việc và đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Bố mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng nhưng đủ cứng rắn với con cái để chúng có thể nhìn nhận ra lỗi lầm của mình, bên cạnh đó chúng cần được an ủi và giúp đề ra những hướng giải quyết, khắc phục hậu quả cũng như không mắc sai lầm lần sau. Việc cảm thông của bố mẹ đôi khi sẽ làm con cái tôn trọng và thấu hiểu hơn việc bố mẹ quá cứng rắn đến mức ngang ngược khi không chịu ký bản kiểm điểm cho con. Điều này rất có ích cho sự phát triển của trẻ. 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )