Vận dụng nguyên lý của sự phát triển trong hoạt động học tập

Tìm hiểu về nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển? Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong hoạt động học tập?

Nguyên lý của sự phát triển với nguyên tắc là phương pháp luận đã góp phần quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và các hoạt động trong thực tiễn của con người. Để nhằm mục đích có thể thực hiện, áp dụng được các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào cuộc sống hàng ngày hay trong quá trình học tập, nhiệm vụ chính trị thì mỗi chúng ta đều cần phải nắm chắc cơ sở lý luận của chúng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc vận dụng nguyên lý của sự phát triển trong hoạt động học tập?

Bạn Cần Biết

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về nguyên lý về sự phát triển:

Phát triển thực chất chính là phạm trù triết học và là một thuật ngữ được dùng nhằm mục đích để chỉ quá trình vận động của sự vật hay hiện tượng theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có ba tính chất cơ bản, cụ thể đó là các tính chất sau đây: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.

– Thứ nhất: Tính khách quan của sự phát triển:

Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực thì vẫn luôn luôn có sự vận động, phát triển một cách khách quan và có sự độc lập với ý thức của con người. Nguồn gốc của sự phát triển cũng được xác định là nằm ngày trong chính bản thân của các sự vật, hiện tượng. Cụ thể thì đó chính là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng đó.

Tính khách quan của sự phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã góp phần quan trọng phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cũng như phủ nhận quan điểm siêu hình về sự phát triển. Trong khi quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên và phi vật chất. Còn ở quan điểm siêu hình thì lại cho rằng bản chất của các sự vật, hiện tượng là đứng im không phát triển.

+ Tính phổ biến của sự phát triển:

Ta thấy rằng, sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, sự phát triển diễn ra ở tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong hiện thực khách quan, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im hay luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của các sự vật, hiện tượng đó.

+ Tính đa dạng, phong phú của phát triển:

Sự phát triển của sự vật, hiện tượng vẫn có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau. Sự phong phú về sự phát triển của sự vật, hiện tượng thể hiện ở các dạng vật chất và phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng đó. Trong giới hữu cơ, sự phát triển của các sự vật hay hiện tượng biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thế trước sự biến đổi của môi trường. Đối với xã hội, sự phát triển của các sự vật hay hiện tượng được thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội đang ngày càng lớn. Còn đối với tư duy, sự phát triển của các sự vật hay hiện tượng chính là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

2. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển:

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì phát triển là những cái mới ra đời và những cái đó sẽ thay thế cho cái cũ nhưng những cái mới ra đời vẫn là dựa trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ từ đó sẽ cải tạo và phát triển chúng hợp lý để thông qua đó nó trở thành điều kiện, là tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển một cách nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn.

Ý nghĩa nguyên lý về sự phát triển cụ thể như sau:

– Phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Theo như nguyên lý về sự phát triển này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn đều sẽ cần phải có quan điểm về sự phát triển. Để nhằm mục đích có thể phát triển được thì sẽ cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập đối với sự phát triển.

– Nhằm mục đích để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì thì trong thực tiễn một mặt sẽ cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Cũng bởi vì vậy mà đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của chính nó.

– Phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển cũng đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trọng quan điểm phát triển. Quan điểm này cũng đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi các chủ thể giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cũng sẽ cần phải đặt chúng ở những trạng thái động và chúng phải nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.

– Nguyên lý về sự phát triển với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, đây chính là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.

– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển tức là còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn khác nhau của đời sống. Trên cơ sở này cũng sẽ có thể tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm mục đích từ đó có thể thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là có thể giúp kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó trên thực tế là có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người.

– Việc vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn cũng là để nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó và đòi hỏi chúng ta cũng sẽ cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật hay các hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển.

3. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong hoạt động học tập:

Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tiễn:

Việc các chủ thể vận dụng phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển vào thực tiễn cũng đã góp phần quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn còn có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó và điều này cũng sẽ đòi hỏi mỗi chúng ta sẽ cần phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà chúng ta sẽ có thể giải quyết mâu thuẫn. Cần phải thấy được rằng sự phát triển là một quá trình khó khăn, phức tạp.

Ta có thể rút ra được những bài học về sự phát triển như sau:

– Khi bất cứ ai tiến hành xem xét các sự vật, hiện tượng thì mỗi người đều sẽ cần phải đặt nó trong sự vận động và phát triển:

Các chủ thể sẽ cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có hay đang hiện hữu trước mắt mà các chủ thể còn cần phải nắm được và hiểu rõ được khuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của các sự vật.

– Chúng ta sẽ không được dao động trước những quanh co, những phức tạp của sự phát triển ở trong thực tiễn:

Vấn đề không được dao động trước những quanh co, những phức tạp của sự phát triển ở trong thực tiễn cũng đòi phải cần phải có sự nhìn nhận, sự đánh giá khách quan đối với sự vật, hiện tượng.

– Bên cạnh đó thì sẽ cần chủ động tìm ra được những phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, của hiện tượng:

Mỗi người đều cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu để nhằm mục đích từ đó chúng ta sẽ có thể tự tìm ra được những mâu thuẫn hiện có trong mỗi sự vật, hiện tượng để nhằm từ đó các chủ thể sẽ có thể xác định được những biện pháp phù hợp nhất để nhằm có thể thông qua đó giải quyết được những mâu thuẫn đó nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Những cái mới sẽ phải kế thừa những thuộc tính, những bộ phận còn hợp lý của cái cũ nhưng bên cạnh đó thì những cái mới cũng phải kiên quyết loại quả những cái đã quá lạc hậu cản trở và gây ảnh hưởng đến sự phát triển.

Bởi vì trong phát triển có sự kế thừa cũng chính vì thế mà các chủ thể sẽ rất cần phải chủ động phát hiện, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp để từ đó chúng ta sẽ có thể tìm cách thúc đẩy để nhằm mục đích phát triển cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống.

Vận dụng nguyên lý của sự phát triển trong hoạt động học tập:

Học và luyện tập để nhằm mục đích có thêm các hiểu biết, để thông qua đó sẽ có các kỹ năng, để chúng ta sẽ có thể gặt hái được tri thức cho bản thân. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi cũng được hiểu chính là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và học tập cũng có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau. Học và rèn luyện là nhằm để có thể trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm. Hay theo các nhà tâm lý thì ta hiểu học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm. Học tập còn là để có thể hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết từ đó sẽ giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để thông qua đó chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập có vai trò quan trọng và nó cũng mang ý nghĩa rất to lớn trong đời sống, đặc biệt là với các đối tượng sinh viên để từ đó sẽ có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.

Các chủ thể là những cá nhân trong quá trình học tập đều sẽ cần phải biết nắm chắc cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, để từ đó mỗi cá nhân đều có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý các quan điểm đó. Trong quá trình chúng ta học tập thì chúng ta cũng rất cần phải phân biệt các mối liên hệ, chúng ta phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để thông qua đó có thể hiểu rõ về bản chất của sự vật hay hiện tượng và từ đó thì chúng ta cũng sẽ có được các phương pháp tác động phù hợp nhằm mục đích để đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của chính bản thân.

Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng rất cần phải đặc biệt lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định cụ thể.

Cùng với đó, các chủ thể là những cá nhân đều cần phải nắm rõ chương trình học và cũng cầm phải thấy rõ được khuynh hướng phát triển của chuyên ngành mà mình theo học trong thời gian sau đó cũng như những yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu. Và, đưa ra những câu hỏi rằng xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó cần phải từng bước hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )