Nhà ở cũ là loại nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư xây dựng và quản lý. Vậy loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước nào không được bán?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước?
Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước là khái niệm quen thuộc mà ta thường bắt gặp hoặc nghe đến trong thực tiễn đời sống. Xét về bản chất, nhà ở được xem là một loại tài sản, mà tại đó, nó gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.
Thực tế, nhà ở không chỉ thuộc sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình, mà nó còn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là nhà ở do cơ quan Nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý. Tức mọi hoạt động liên quan đến công tác xây dựng, quản lý và định đoạt loại nhà ở này đều do Nhà nước thực hiện.
Thông thường, với nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước, Nhà nước sẽ giao cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát và quản lý. Điều này nhằm đảm bảo duy trì chất lượng của công trình nhà ở, cũng như giúp nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích và đạt kết quả tốt nhất.
2. Phân loại nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước:
Theo quy định tại điều 80 Luật nhà ở 2014, có 4 loại nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước: nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở cũ.
– Nhà ở công vụ là loại nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Nhà ở để phục vụ tái định cư là loại nhà ở do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước.
– Nhà ở xã hội là loại Nhà ở do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn.
– Nhà ở cũ là loại nhà ở được Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trên đây là 4 loại ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Các loại nhà ở này do Nhà nước xây dựng lên phục vụ cho những mục đích nhất định. Mục đích sử dụng của các loại nhà ở này được thể hiện qua các tên gọi.
3. Loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước nào không được bán?
Theo nội dung phân tích ở phần mục trên, nhà ở cũ là một trong những loại nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước. Đối với loại nhà ở này, Nhà nước có toàn quyền quyết định và định đoạt. Theo quy định chung của pháp luật, trong hệ thống nhà ở cũ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước này, sẽ có những nhà ở cũ thuộc diện không được bán.
Điều 62
Đối với các loại nhà ở cũ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước sau đây, cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan (có thẩm quyền) sẽ không được phép bán. Đó là:
+ Nhà ở cũ nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia theo quy định của pháp luật.
Với trường hợp này, khi nhà ở cũ nằm trong khu vực dự án quốc gia quan trọng thì người dân, cơ quan, tổ chức sẽ không được bán. Điều này giúp đảm bảo duy trì an ninh khu vực, chất lượng xây dựng các khung dự án quan trọng.
+ Nhà ở cũ đã có quyết định thu hồi đất, thu hồi nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức khi Nhà nước đã đưa ra quyết định thu hồi đối với nhà ở cũ, cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ không được phép bán.
+ Không được phép bán đối với nhà ở cũ không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện đang thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Tức đối với loại nhà ở chưa rõ nguồn gốc, và đang được thực hiện xử lý, sắp xếp thì các cá nhân, tổ chức cũng không được quyền tiến hành bán nhà.
+ Đối với nhà ở cũ là nhà ở gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức cũng không được phép bán.
Ngoài ra, nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thì cũng không được phép bán. Quy định nằm nhằm đến hướng việc bảo vệ lợi ích chung, duy trì vào tạo nên tính ổn định của cảnh quan khu vực. Bởi lẽ, khi bán nhà ở cũ, sẽ có những sự thay đổi và tác động xung quanh, điều này ảnh hưởng đến những công trình công cộng xung quanh đó.
+ Một trong những đối tượng nhà ở cũ không được phép bán đó là nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại. Quy định nằm duy trì tính an toàn, chất lượng của chung cư khi được đem ra mua bán. Điều này cũng hướng đến việc duy trì hệ thống nhà ở tại các khu vực, duy trì chất lượng cảnh quan chung.
+ Nhà biệt thự nằm trong danh mục không thuộc diện được bán mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã báo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành cũng là đối tượng nhà ở cũ không được bán.
Có thể thấy, pháp luật đã đưa ra quy định về từng đối tượng nhà ở cũ cụ thể thuộc diện không được bán. Các quy định này chính là quy chuẩn để các cơ quan ban ngành, người dân dựa vào để đưa ra phương hướng quản lý và sử dụng nhà ở cũ một cách tốt nhất.
4. Mẫu đơn đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước:
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MUA NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MUA NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Kính gửi:………..
Họ và tên người đề nghị là: …………….
CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân)
số ….cấp ngày……/……./…..tại ……..
Nơi ở hiện tại: …………
Hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) số …….tại: …….
Và vợ (chồng) là: ……. CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số ….. cấp ngày …. /…. /….. tại ….
Hộ khẩu thường trú tại: ………..
Tôi làm đơn này đề nghị …. (ghi tên cơ quan quản lý nhà ở) giải quyết cho tôi mua nhà ở tại địa chỉ
– Hợp đồng thuê nhà ở số …….ký ngày………/……../………với diện tích cụ thể sau:
– Tổng diện tích nhà ở đang sử dụng: ……m2, trong đó:
+ Diện tích theo hợp đồng thuê nhà: DT nhà…….m2; DT đất ……m2
+ Diện tích nằm ngoài hợp đồng thuê nhà: DT nhà ……m2; DT đất ……m2 (nếu có)
Diện tích nhà, đất ngoài hợp đồng này tôi đã sử dụng liên tục, ổn định và không có tranh chấp, khiếu kiện, hiện nay đã xây dựng, cải tạo sử dụng với hiện trạng:……
Kèm theo đơn này là các giấy tờ liên quan như sau:
1………….
2………….
3………….
Hộ gia đình tôi (bao gồm các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở từ đủ 18 tuổi trở lên) thống nhất cử ông (bà)….. , CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân) số ………… cấp ngày ……../……../….. tại …………. là đại diện các thành viên trong hộ gia đình để ký hợp đồng mua bán nhà ở. Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ghi tên các thành viên sau vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm:
Ông (bà)……..số CMND……..là….
Ông (bà)………số CMND…….là….
Ông (bà)……….số CMND……là…….
Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về mua bán nhà ở và cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.
(Ghi rõ kèm theo đơn này là bản vẽ sơ đồ, vị trí nhà ở, đất ở đề nghị mua)
Các thành viên trong hộ gia đình có tên trong hợp đồng thuê nhà | …., ngày ……. tháng ……. năm ……. |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của