Hộ khẩu là gì? Lệ phí tách sổ hộ khẩu là bao nhiêu? Lệ phí làm sổ hộ khẩu? Thủ tục xin cấp sổ hộ khẩu? Bao giờ thì bỏ sổ hộ khẩu giấy?
Sổ hộ khẩu là một trong những loại giấy tờ pháp lý rất quen thuộc đối với mỗi hộ gia đình. Nhưng giấy tờ này khi cá nhân thực hiện việc tách khẩu hoặc làm sổ hộ khẩu mới tại Ủy ban nhân dân thì lệ phí làm sổ như thế nào? Bài biết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về lệ phí khi làm sổ hộ khẩu và tách sổ hộ khẩu là bao nhiêu? giúp bạn thấy được sự cần thiết của cuốn sổ này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật cư trú 2006;
– Luật cư trú 2020.
1. Hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu dưới góc độ pháp lý được hiểu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Việc cấp sổ hộ khẩu thuộc thẩm quyền cấp của
2. Lệ phí tách sổ hộ khẩu là bao nhiêu? Lệ phí làm sổ hộ khẩu?
Theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định tách sổ hộ khẩu như sau:
– Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: Những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
– Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Từ quy định trên thì có thể thấy khi tiến hành thủ tục tách sổ hộ khẩu, bạn chỉ cần tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật và pháp luật không yêu cầu đóng lệ phí trong trường hợp này. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện thủ tục tách sổ hộ khẩu nếu bạn đồng thời cũng làm thủ tục cấp sổ hộ khẩu mới thi bạn chỉ cần trả phí khi cấp sổ hộ khẩu mới.
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 43/2014/QĐ-UBND về việc thu lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội quy định mức thu lệ phí đối với việc cấp mới sổ hộ khẩu tại các quận, các phường là 20.000 đồng / lần; đối với các khu vực khác là 10.000 đồng / lần.
Nên với trường hợp của bạn, bạn cần yêu cầu Công an xã/huyện để họ giải thích cho bạn cụ thể về khoản lệ phí thu 200.000 đồng và đưa ra văn bản pháp luật quy định về mức thu đó. Vì thẩm quyền tách hộ khẩu thuộc Công an xã (phường), Công an huyện (quận) nên trong trường. Trường hợp có thắc mắc thì bạn có thể yêu cầu Công an xã/huyện giải quyết, nếu không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa mãn thì bạn có thể lên khiếu nại về mức thu không hợp lý này lên Chủ tịch ủy ban nhân dân xã/huyện nơi bạn thực hiện thủ tục hành chính.
3. Thủ tục xin cấp sổ hộ khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2006 và được hướng dẫn bởi Điều 6
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao chứng thực);
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình chuyển hộ khẩu từ địa phương khác nằm ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn đó thì cần có giấy chuyển hộ khẩu do
Trường hợp sau khi tách khẩu có chỗ ở hợp pháp trong cùng địa xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời công dân có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu thì cần thêm sổ hộ khẩu gia đình bản gốc.
Trường hợp tách hộ khẩu có cùng chỗ ở hợp pháp, đồng thời với việc tách khẩu công dân có nhu cầu thì được cấp sổ hộ khẩu mà thuộc trường hợp bắt buộc phải xem xét ý kiến của chủ hộ thì cần thêm văn bản đồng ý của chủ hộ về việc tách hộ khẩu ở cùng chỗ ở hợp pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật cư trú 2006 được hướng dẫn tại Điều 9
Tiếp nhận hồ sơ.
Cán bộ tiếp nhận tiến hành kiểm tra giấy tờ theo về sự đầy đủ, tính hợp lệ và nội dung hồ sơ quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có). Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện cho quy định pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người đến nộp hồ sơ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Xử lý hồ sơ và trả kết quả
Theo như quy định của pháp luật cư trú thì trong trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật, Cán bộ, công chức có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành và cấp sổ hộ khẩu là kết quả việc thực hiện thủ tục hành chính cho người có nhu cầu đăng ký thường trú.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật cư trú 2006 thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không đủ điều kiện cấp sổ hộ khẩu cho người yêu cầu.
4. Bao giờ thì bỏ sổ hộ khẩu giấy?
Luật cư trú (sửa đổi) gồm 7 chương, 38 điều sẽ có hiệu lực từ 01-07-2021. Đáng chú ý tại khoản 3, điều 38, luật cư trú quy định kể từ ngày có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31-12-2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thì Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ Hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Bên cạnh đó, theo Luật cư trú 2020 này thì cũng bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân được quản lý bằng dữ liệu điển tử. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú
Đặc biệt, theo quy định tại luật cứ trú 2020 thì sẽ bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú như: Tách Sổ Hộ khẩu; cấp đổi Sổ Hộ khẩu; cấp lại Sổ Hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi Sổ Tạm trú; cấp lại Sổ Tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật… tạo điều kiện tối đa cho người dân.
Theo đó, Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin địa chỉ thường trú, tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú, tạm trú (không cấp Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú giấy).