Trong bài viết này, Luật Dương Gia cung cấp tới các bạn mẫu bản khai nhân khẩu - HK01 chính xác nhất, đồng thời hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu chi tiết nhất để giúp các bạn hoàn thành công việc nhanh chóng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản khai nhận khẩu sử dụng trong các trường hợp nào?
*
* Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02): Dùng để thông báo khi có thay đổi những nội dung thông tin liên quan đến hộ khẩu, nhân khẩu như: Đăng ký thường trú, tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú, tạm trú, tách sổ hộ khẩu, đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, cấp giấy chuyển hộ khẩu, xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú.
* Phiếu khai báo tạm vắng (Mẫu HK05): Dùng cho người phải khai báo tạm vắng khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
* Giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu HK07): Dùng để cấp cho các trường hợp chuyển nơi thường trú.
2. Mẫu bản khai nhân khẩu :
Tải về bản khai nhân khẩu HK01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BẢN KHAI NHÂN KHẨU
(Dùng cho người từ đủ 14 tuổi trở lên)
1. Họ và tên (1):………..
2. Họ và tên gọi khác (nếu có):……
3. Ngày, tháng, năm sinh:……./………/…….. 4. Giới tính:…….
5. Nơi sinh:…..
6. Nguyên quán:……
7. Dân tộc:………..8. Tôn giáo:……..9. Quốc tịch:….
10. CMND số:……… 11. Hộ chiếu số:……
12. Nơi thường trú:……….
13. Địa chỉ chỗ ở hiện nay:……..
14. Trình độ học vấn (2):……………15. Trình độ chuyên môn (3):…….
16. Biết tiếng dân tộc:…………..17. Trình độ ngoại ngữ:…..
18. Nghề nghiệp, nơi làm việc:…………
19. Tóm tắt về bản thân (Từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì):
Từ tháng, năm đến tháng, năm | Chỗ ở (Ghi rõ số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/ phường/thị trấn; | Nghề nghiệp, nơi làm việc |
20. Tiền án (Tội danh, hình phạt, theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án):……………….
21. Tóm tắt về gia đình (Bố, mẹ; vợ/chồng; con; anh, chị, em ruột) (4):
TT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Quan hệ | Nghề nghiệp | Địa chỉ chỗ ở hiện nay |
Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình./.
………., ngày…..tháng…..năm……
NGƯỜI KHAI HOẶC NGƯỜI VIẾT HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
– Cách ghi
* Yêu cầu ghi biểu mẫu:
– Ghi chính xác những nội dung trong biểu mẫu, chữ viết phải rõ ràng, viết cùng một loại mực, lưu ý không viết tắt.
– Người đến làm thủ tục đăng ký cư trú không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ.
– Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong biểu mẫu. Trường hợp viết sai phải viết lại.
* Cách ghi thông tin về cá nhân: Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
e) Mục “Quê quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
* Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
– Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ tên nước phiên âm bằng tiếng Việt).
* Cách ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi
* Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01)
– Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”);
– Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ;
– Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ cao nhất được cấp (Anh A, Anh B hoặc Pháp A, Pháp B hoặc Nga A, Nga B …);
– Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm nào đến tháng, năm nào) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
– Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
3. Cách ghi bản khai nhân khẩu:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị, anh chị có thể tư vấn giúp tôi nội dung liên quan đến quản lý cư trú như sau, tôi ở Nam định, làm ăn và sinh sống ở Hà Nội đã lâu cũng chỉ buôn bán làm ăn, tôi đang làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội, tôi có hỏi quan cán bộ công an và tôi tự tìm thông tin về thủ tục nhưng tôi đang thắc mắc cách ghi bản khai nhân khẩu hiện nay, mong anh chị tư vấn giúp tôi?
Luật sư tư vấn:
Khi bạn dung bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai các thông tin khi đăng ký thường trú, tạm trú thì bạn tiến hành ghi các nội dung như sau:
1. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).
2. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
3. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
4. Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
5. Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
4. Kê khai phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị mất sổ hộ khẩu, giờ muốn xin cấp lại nên phải kê khai vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02. Xin luật sư hướng dẫn cách kê khai vào các mục trên mẫu HK02. Chân thành cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu như sau:
– Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
+ Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
+ Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;
+ Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
– Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
– Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
+ Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;
+ Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
– Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Xác nhận trên phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi tí: mình và 02 con xin nhập khẩu vào nhà người quen ở thành phố với mục đích là cho con đi học tại thành phố, nhưng khi về cắt khẩu ở quê thì họ yêu cầu mình phải có
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn đang thực hiện thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu để đi đăng ký thường trú vào nơi ở mới. Nay bạn muốn viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BCA đã hướng dẫn cụ thể cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Theo đó, mục “ý kiến của công an” là ý kiến của cơ quan công an cấp xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú. Do đó, nơi bạn chuẩn bị đăng ký hộ khẩu thường trú vào từ chối không xác nhận là đúng quy định.