Hiện nay, việc đăng ký tạm trú là bắt buộc đối với những người đi thuê trọ. Vậy lệ phí đăng ký tạm trú người thuê nhà, thuê trọ bao nhiêu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Ai là người phải thực hiện đăng ký tạm trú?
Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2020, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú đối với trường hợp khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.
Ngoài ra, đối với người nước ngoài khi đến Việt Nam, việc đăng ký tạm trú sẽ phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định nêu trên.
Khi đó, Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Sau đó, nộp tờ khai đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ; và trong 24 giờ đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, tính từ thời điểm người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú:
2.1. Hồ sơ đăng ký tạm trú:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Lưu ý: đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên, trong tờ khai đăng ký tạm trú phải nêu rõ ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như:
+ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
+ Giấy phép xây dựng đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong.
+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
+ Hợp đồng mua nhà ở.
+ Giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán.
+ Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở.
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình.
+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực.
+ Xác nhận của Ủy ban về việc nhà ở không có xảy ra tranh chấp.
2.2. Thủ tục đăng ký tạm trú:
* Thủ tục đối với công dân Việt Nam:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu đăng ký tạm trú sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu thì nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký với trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Thực hiện hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ nếu như hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Thời hạn cập nhật là trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Lưu ý: nếu như từ chối việc đăng ký tạm trú thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do gửi cá nhân nộp hồ sơ.
* Thủ tục đối với người nước ngoài:
Theo quy định, khi khai báo tạm trú cho người nước ngoài có thể thực hiện như sau:
– Khai báo qua mạng tại website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú:
Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú đăng nhập tài khoản và thực hiện khai báo hướng dẫn.
– Khai báo theo hình thức trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú:
Người khai báo liên hệ đến trực tiếp Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú điền tờ khai và nộp cho Công an cấp xã.
Thời gian khai báo trực tiếp là trong vòng 12 giờ. Còn đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn khai báo tạm trú được dãn ra trong vòng 24 giờ, tính từ thời điểm người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Phiếu khai báo tạm trú có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến trực ban Công an cấp xã trước khi chuyển Phiếu khai báo tạm trú theo thời hạn nêu trên.
Lưu ý: Thông tin khai báo tạm trú gồm:
+ Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh.
+ Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
+ Thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài.
3. Lệ phí đăng ký tạm trú người thuê nhà, thuê trọ bao nhiêu?
Căn cứ theo Thông tư số 75/2022/TT-BTC quy định mức lệ phí khi thực hiện đăng ký tạm trú như sau:
– Đối với đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình): mức thu là 15 nghìn đồng trên 01 lần đăng ký khi nộp hồ sơ trực tiếp; mức thu là 7 nghìn đồng trên một lần đăng ký khi kê khai nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
– Đối với đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách: mức thu là 10 nghìn đồng trên một lần đăng ký/01 người khi nộp hồ sơ trực tiếp; mức thu là 5 nghìn đồng trên một lần đăng ký/ 01 người khi kê khai nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
4. Mức phạt khi không đăng ký tạm trú:
Như trên đã phân tích, việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm bắt buộc của người dân. Do đó, nếu như người dân không thực hiện việc đăng ký tạm trú thì sẽ phải chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
– Với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú thì sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
– Với trường hợp cho người nước ngoài thuê nhà, nếu người cho thuê không khai báo tạm trú cho khách thuê là người nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
(căn cứ Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
5. Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (đăng ký tạm trú):
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |