Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động? Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động? Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động? Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động?
Điều kiện lao động là một vấn đề quan trọng đối với người lao động và cả người sử dụng lao động. Vì trong một số trường hợp lao động trong môi trường và điều kiện không được đảm bảo về an toàn lao động và vệ sinh lao động thì cần làm gì? Để khắc phục các sự cố đó thì cần có các phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động? Vậy các phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết này.
Cơ sở Pháp lý:
Tổng đài luật sư
1. Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
1.1. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Tại Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Như vậy có thể thấy nhà nước ta rấ quan tấm tới an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động bằng cách đề ra các Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro về lao động. Ngoài ra còn Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện và các quy dịnh hỗ trợ khác.
1.2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
– Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
– Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
– Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động
2. Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
– Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.
– Phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có các nội dung chính sau đây:
+ Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác;
+ Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
+ Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;
+ Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
Trên đây là quy định của pháp luật về Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các thông tin pháp lý liên quan
3. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
Căn cứ Tại Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 mà theo đó thì người lao động phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với việc giữ an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Bên cạnh đó người lao động cũng được hưởng các chính sách và các quyền lợi riêng cho bản thân được pháp luật quy định cụ thể tại điều luật trên.
Như vậy, đối với Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ theo quy định, các trường hợp Người lao động làm việc không theo hợp đồng Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động, Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ tương tự.
4. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Tại Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
4.1 Người sử dụng lao động có quyền
– Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, và có quyền được nhận Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định
– Ngoài ra người sử dụng lao động còn có quyền Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Và trong một số trường hợp thì còn có quyền Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ
– Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
– Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
– Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động
– Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật
– Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động
– Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động
– Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động thì Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể ở điều luật trên cụ thể về Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động, Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm, Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động và các nghĩa vụ kèm theo quy định pháp luật như trên.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.